Chuyển tới nội dung

Google Vids | Trợ lý tạo video mới của Google

Google Vids là gì

Google Vids là môt công cụ chỉnh sửa và tạo video mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi Trí tuệ Nhân tạo (AI), tích hợp liền mạch trong bộ Google Workspace.

Về cơ bản, Vids được thiết kế chủ yếu để sản xuất các video thông tin phục vụ mục đích công việc. Mục tiêu chính của nó là đơn giản hóa quy trình sản xuất video bằng cách tận dụng công nghệ AI của Google.

Nhờ vậy, nó giúp giảm đáng kể thời gian và kỹ năng cần có để sản xuất video, cho phép doanh nghiệp mở rộng thông điệp của mình thông qua việc kể chuyện bằng hình ảnh hấp dẫn.

Tìm hiểu chi tiết trong bài viết.

1. Google Vids là gì?

Google Vids là một ứng dụng chỉnh sửa video trực tuyến dựa trên dòng thời gian, được bao gồm trong bộ Google Workspace. Nguyên tắc thiết kế cốt lõi của Vids là đơn giản hóa việc tạo video – “tạo video mà không cần kinh nghiệm”.

Mục tiêu chính của nó là hỗ trợ các doanh nghiệp trong nhiều ứng dụng khác nhau. Bao gồm đào tạo bán hàng, video giới thiệu nhân viên mới, tiếp cận nhà cung cấp, cập nhật dự án, v.v.

Hiện tại, Google Vids được tích hợp sâu vào hệ sinh thái Google Workspace, hoạt động như một phần mềm cộng tác. Điều này có nghĩa là nó cung cấp các khả năng cộng tác và chia sẻ liền mạch, phản ánh sự dễ sử dụng được tìm thấy trong các ứng dụng Workspace khác như Docs, Sheets và Slides.

Giới thiệu trợ lý sản xuất video - Google Vids
Giới thiệu trợ lý sản xuất video – Google Vids

2. Cách tính năng mới nhất của Google Vids

Các tính năng nổi bật như kịch bản gợi ý và mẫu dựng sẵn giúp người dùng tạo video chuyên nghiệp một cách nhanh chóng, giảm thiểu yêu cầu về kỹ năng chỉnh sửa video chuyên môn hay kỹ thuật hậu kỳ phức tạp.

Tính năng của Google Vids
Google Vids có khả năng chuyển văn bản thành video ấn tượng

Dưới đây là những tính năng mới và thú vị nhất của nền tảng này:

  • Chuyển văn bản thành video: Bạn nhập vào yêu cầu bằng văn bản, Google Vids sử dụng AI để chuyển yêu cầu văn bản thành video.
  • Giao diện dạng storyboard: Sử dụng dòng thời gian (timeline) dạng storyboard, giúp người dùng dễ dàng sắp xếp các clip, hình ảnh, GIF và các yếu tố khác.
  • Thư viện nội dung phong phú: Cung cấp hàng triệu video, hình ảnh, nhạc nền và hiệu ứng âm thanh chất lượng cao, miễn phí bản quyền.
  • Tải lên linh hoạt: Cho phép tải tệp đa phương tiện từ máy tính, Google Drive hoặc Google Photos.
  • Mẫu có sẵn và tùy chỉnh: Cung cấp nhiều mẫu cho các mục đích cụ thể (demo sản phẩm, báo cáo, sự kiện) và cho phép chia sẻ mẫu nhanh.
  • Phòng thu ghi hình tích hợp: Phòng thu “đa di năng” với cho phép ghi hình, quay màn hình, nhắc thoại,…
  • Cắt bỏ bản ghi: Loại bỏ từ đệm (à, ừm,…) hoặc khoảng dừng trong audio.
  • Đề xuất mẫu thông minh: Tự động phân tích nội dung để đề xuất các mẫu phù hợp.

3. Các dạng video có thể tạo với Google Vids

Đối tượng mục tiêu chính của Vids là các doanh nghiệp, nhóm và chuyên gia trên nhiều phòng ban khác nhau trong một tổ chức.

Công cụ này hướng đến những người dùng cần tạo “video thông tin cho mục đích công việc” nói chung.

Về cơ bản, Google Vids phù hợp để tạo các thể loại video như:

  • Đào tạo và giới thiệu nhân viên
  • Truyền thông nội bộ
  • Hỗ trợ khách hàng
  • Tiếp thị bán hàng
  • UGC (Nội dung do người dùng tạo)

4. Google Vids được bao gồm trong gói dịch vụ nào?

Cập nhật đến thời điểm hiện tại (5/2025), Google Vids chủ yếu được tích hợp vào các gói dịch vụ Google Workspace trả phí.

Bao gồm:

  • Business Standard và Plus
  • Enterprise Standard và Plus
  • Essentials, Enterprise Essentials và Enterprise Essentials Plus
  • Education Plus (có điều kiện)

5. Những ai nên sử dụng Google Vids?

Google Vids là công cụ lý tưởng cho nhiều đối tượng, nhất là người dùng doanh nghiệp. Điển hình như:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần tạo video tiếp thị để nâng cao nhận thức thương hiệu.
  • Nhà tiếp thị nội dung: Muốn tạo ra nội dung video chất lượng cao để thu hút khách hàng.
  • Giáo viên và người đào tạo: Cần tạo video giáo dục để truyền tải kiến thức một cách sinh động.

5. So sánh nhanh Google Vids với OpenAI Sora

Dưới đây là bảng so sánh nhanh, trực quan nhất về Google Vids và OpenAI Sora.

Google Vids OpenAI Sora
Mục đích Video phục vụ cho công việc Video sáng tạo, mang tính mô phỏng.
Đầu vào chính Tài liệu sẵn có (văn bản, ảnh, video) & prompt. Văn bản (text prompts) & tham chiếu trực quan.
Điểm mạnh Tự động viết kịch bản, lồng tiếng, sắp xếp nội dung. Tạo cảnh quay phức tạp, chân thực, nhất quán.
Đối tượng Doanh nghiệp, giáo dục, marketing (cần video nhanh). Nhà làm phim, nghệ sĩ, nhà sáng tạo.
Tùy chỉnh Dễ dàng tùy chỉnh bằng thao tác kéo & thả Hạn chế tùy chỉnh

6. Một số câu hỏi thường gặp (FAQ)

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Google Vids.

6.1 Làm thế nào để sử dụng?

Google Vids hiện được phát hành rộng rãi trong nhiều gói Google Workspace phiên bản doanh nghiệp có phí.

6.2 Google Vids có dành cho cá nhân không?

Không. Rất tiếc là hiện tại chưa có bản cá nhân.

6.3 Video được tạo có giới hạn thời gian không?

Có. Mỗi video có thời lượng tối đa là 10 phút.

6.4 Có thể dùng Google Vids trên di động không?

Hiện công cụ này chỉ khả dụng trên giao diện web của máy tính.

7. Tạm kết

Trong bối cảnh video đang “định hình” lại cách chúng ta giao tiếp và làm việc, Google Vids xuất hiện như một làn gió mới, giải tỏa nỗi lo cho hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp.

Với Google Vids, rào cản kỹ thuật để sản xuất video chuyên nghiệp đã gần như biến mất. Giờ đây, ai cũng có thể trở thành nhà sáng tạo nội dung video, từ những người bận rộn nhất đến những người không chuyên.

Tương lai của việc làm video đã ở đây, và nó được gọi là Google Vids!

Hà Lê

"Trong hơn 4 năm viết và sáng tạo nội dung ở mảng công nghệ, tôi tin rằng sức mạnh của ngôn ngữ không chỉ nằm ở khả năng truyền đạt thông tin. Mà nó còn tạo nên sự kết nối và nhiều tác động mạnh mẽ khác. Tôi luôn đặt mình vào vị trí của bạn đọc và cập nhật kiến thức công nghệ mới mỗi ngày với mong muốn đem đến những nội dung hữu ích, giá trị nhất!"

hotline icon