Chuyển tới nội dung

So sánh NAS và File Server: Nên chọn giải pháp nào?

So sánh NAS và File Server, doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp nào

NAS và File Server đều là các giải pháp chia sẻ tệp và sao lưu máy chủ, giúp các doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu quan trọng trong nhiều trường hợp bất khả kháng như: virus máy tính, thiên tai, hoặc những sự cố bất ngờ làm mất thông tin khác. Tuy nhiên bạn sẽ phát hiện nhiều điểm riêng biệt khi so sánh NAS và File Server. Chính vì điều này nên dù có cùng tính năng nhưng chúng lại dành cho những đối tượng người dùng khác nhau.

1. NAS và File Server là gì?

NAS (Network Attached Storage) là hệ thống lưu trữ và chia sẻ tệp đến các máy tính trong mạng kết nối. Với thiết bị này, dữ liệu sẽ được truy cập như thể đây là một ổ cứng mạng. 

NAS quản lý và chia sẻ tệp qua mạng kết nối
NAS quản lý và chia sẻ tệp qua mạng kết nối

File Server (Máy chủ tập tin) về cơ bản là một máy tính được thiết kế kèm theo phần cứng và có thể lưu trữ, quản lý các tệp. Các mảng lưu trữ bên trong hoặc gắn với File Server sẽ được nhận dạng là một đĩa cục bộ theo công nghệ máy chủ – máy khách, chứ không phải là một ổ cứng mạng chia sẻ quyền truy cập.

File Server còn có đặc điểm nổi bật là kết nối mạng nhanh, dung lượng lưu trữ lớn và tương thích với nhiều RAM hơn. 

Hình dung về hoạt động cục bộ của File Server
Hình dung về hoạt động cục bộ của File Server

>>Xem thêm: Email doanh nghiệp tính năng và chi phí chi tiết, an toàn bảo mật email đám mây dung lượng lưu trữ lớn, bộ công cụ làm việc nhóm hiệu quả.

2. So sánh NAS và File Server – Điểm tương đồng

Nhìn chung, File Server và NAS đều cho phép bạn kiểm soát và thiết lập quyền truy cập vào các tệp và thư mục cụ thể. Người có tư cách quản trị viên sẽ tạo các nhóm người dùng, và cấp cho các nhóm đó quyền truy cập cần thiết nhằm phục vụ công việc. 

Tuy nhiên đối với máy chủ tệp, sẽ có nhiều tùy chọn cấu hình hơn về bảo mật, và kiểm soát truy cập chi tiết hơn. Những khác biệt này sẽ được nêu cụ thể ở phần tiếp theo dưới đây.

NAS và File Server đều có thể quản lý, chia sẻ tệp dữ liệu
NAS và File Server đều có thể quản lý, chia sẻ tệp dữ liệu

>>Xem ngay: Google Workspace tính năng và chi phí chi tiết.

3. So sánh NAS và File Server – Những điểm khác biệt

File Server và thiết bị NAS đều là giải pháp tuyệt vời để chia sẻ tệp trên mạng internet. Nhưng máy chủ tập tin cung cấp phần cứng mạnh hơn, nhiều chức năng hơn so với NAS. 

3.1 Tùy chỉnh và mở rộng

NAS không cung cấp nhiều khả năng tủy chỉnh vì người dùng bị giới hạn trong lồng ổ đĩa của NAS. Trong khi đó quản trị viên của File Server có thể mở rộng dung lượng mạng bằng cách mở rộng cấu hình hoặc mở rộng quy mô, giúp dễ dàng cài đặt hàng loạt ứng dụng và tùy chỉnh nhiều cài đặt.

>>Xem thêm: Veritas NetBackup giải pháp sao lưu phục hồi hàng đầu. 

3.2 Bảo mật

Khi so sánh NAS và File Server, tính bảo mật cũng là một điểm khác biệt khá chênh lệch. 

NAS xử lý dữ liệu dựa trên tệp và có thể hoạt động trên toàn cầu để chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN. Các thiết bị NAS rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường và có thể dễ bị đánh cắp. 

File Server có cơ sở hạ tầng tăng cường bảo mật cao hơn, tích hợp tường lửa giúp dữ liệu được bảo vệ tốt hơn, đặc biệt là với các thông tin nội bộ mà doanh nghiệp cần giữ bí mật tuyệt đối.

Tính bảo mật của File Server cao cấp và đảm bảo hơn so với NAS
Tính bảo mật của File Server cao cấp và đảm bảo hơn so với NAS

3.3 Các ứng dụng và chi phí sử dụng

Do sự khác biệt về chức năng nên chi phí sử dụng NAS và File Server hoàn toàn chênh lệch. 

Một thiết bị NAS cấp đầu vào thường rẻ hơn một máy chủ cấp truy cập có cùng dung lượng lưu trữ. Nguyên nhân là do NAS chỉ chuyên về lưu trữ tệp, chia sẻ, sao lưu mà ít cài đặt mở rộng hơn.

Đồng thời, người dùng NAS không thể sử dụng phần mềm của bên thứ ba, mà phải luôn chọn một trong các ứng dụng đã được build-in sẵn từ chính nhà cung cấp thiết bị NAS. Các phần mềm đi kèm này sẽ không bị yêu cầu cấp phép. Đây cũng là nguyên nhân giúp chi phí dùng NAS thấp hơn so với File Server. 

Ngược lại, File Server cung cấp sức mạnh xử lý lớn hơn nên giá thành cũng đắt hơn. Chưa kể, hệ điều hành máy chủ này cũng thường yêu cầu các công ty mua giấy phép máy chủ và thậm chí là giấy phép truy cập máy khách.

Ngoài giá của thiết bị, chi phí máy tập tin cũng có thể bao gồm mức tiêu thụ điện năng cao hơn, phí làm mát nhiều hơn…

3.4 Lắp đặt và sử dụng

Quá trình cài đặt NAS khá dễ dàng, chỉ cần cắm cáp nguồn, kết nối với ethernet có sẵn và làm theo từng bước hướng dẫn trong phần mềm đi kèm của nhà phát hành. Thiết bị còn cho phép những người không phải là chuyên gia CNTT quản lý và thiết lập quyền truy cập vào dữ liệu thông qua máy chủ web trên bo mạch. 

File Server thì yêu cầu lắp đặt nhiều bước khó khăn hơn, bắt buộc phải có kết nối kênh sợi quang riêng cho máy khách, máy chủ và bộ nhớ. Bản thân chúng cũng trở thành một mạng Ethernet riêng. Và vì tính năng phức tạp nên chúng cần được quản lý bởi một người có chuyên môn về CNTT. 

File Server sử dụng khá phức tạp nên cần người có chuyên môn để quản lý
File Server sử dụng khá phức tạp nên cần người có chuyên môn để quản lý

3.5 Không gian lắp đặt

File Server chiếm diện tích hơn nhiều so với thiết bị NAS, do đó máy chủ không phù hợp để lắp đặt trong các văn phòng có không gian nhỏ. Ngược lại, các thiết bị NAS có tính linh hoạt và dễ di chuyển hơn, vì thế chúng thường được sử dụng để kết nối với bộ định tuyến hoặc bộ chuyển mạch trong các công ty vừa và nhỏ.

Thiết bị NAS gọn nhẹ, dễ lắp trong các không gian nhỏ hẹp
Thiết bị NAS gọn nhẹ, dễ lắp trong các không gian nhỏ hẹp

Dưới đây là bảng tổng hợp chung để giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn khi so sánh NAS và File Server:

Yếu tố NAS File Server
Kích thước Nhỏ hơn, tiết kiệm không gian hơn Lớn hơn, tốn nhiều diện tích hơn.
Tính năng Đơn giản hóa việc chia sẻ tệp và cộng tác giữa các người dùng.

Truy cập dữ liệu từ xa 24/7.

Tự động sao lưu vào các thiết bị khác và đám mây

Lưu trữ lượng lớn dữ liệu và cung cấp nhiều sức mạnh xử lý hơn, nhiều cài đặt tùy chỉnh hơn.
Ứng dụng – Số lượng hạn chế.

– Phải chọn ứng dụng riêng của nhà cung cấp thiết bị NAS

– Không giới hạn ứng dụng.

– Cho phép cài đặt phần mềm từ bên thứ ba.

Giấy phép Không yêu cầu Yêu cầu giấy phép máy chủ
Tốc độ Tốc độ trung bình Tốc độ nhanh và mượt mà, độ trễ thấp.
Bảo mật Thiếu độ bảo mật và dễ bị đánh cắp dữ liệu Cơ sở hạ tầng tăng cường bảo mật cao, đáng tin cậy hơn
Cài đặt và quản trị – Đơn giản, dễ tiếp cận, dễ cài đặt và quản lý.

– Không cần phần mềm bổ sung.

– Cài đặt mất nhiều thời gian. 

– Yêu cầu bổ sung riêng hệ điều hành mạng riêng và độ phức tạp cao.

– Yêu cầu người quản trị phải có chuyên môn.

– Khó bảo trì và yêu cầu phải thực hiện bảo trì thường xuyên.

Quy mô Nhóm người dùng nhỏ. Phục vụ lượng lớn người dùng.
Chi phí Tiết kiệm hơn.

Người dùng chỉ trả tiền cho những phần mềm sử dụng theo nhu cầu của họ.

Tốn chi phí hơn.

Người dùng phải chi trả cho cả CPU, NIC, màn hình, bàn phím, NOS, giấy phép ứng dụng, RAM bổ sung, bộ nhớ…

4. Nên chọn NAS hay File Server?

Khi so sánh NAS và File Server, có thể thấy mỗi một giải pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì thế mà trong đời sống thực chúng được ứng dụng cho những trường hợp khác nhau, tùy theo nhu cầu và mức độ phù hợp của người dùng. 

>>Xem thêm: Power Platform công cụ hữu ích dành cho doanh nghiệp. 

4.1 NAS phù hợp cho đối tượng nào?

NAS có thể chỉ có một ổ cứng 1TB và 4 khay ổ đĩa khả dụng. Nếu chỉ bạn chỉ có nhu cầu sử dụng cơ bản như: truy cập dữ liệu từ xa, lưu trữ đám mây sao lưu dữ liệu tự động, lưu trữ dung lượng ít từ 4-16TB, thì NAS là lựa chọn phù hợp hơn. 

Thiết bị này lý tưởng với các nhóm người dùng nhỏ (dưới 10 máy) như gia đình, nhóm cộng tác nhỏ, hộ kinh doanh, hộ bán lẻ hoặc công ty nhỏ… 

NAS phù hợp với nhóm người dùng nhỏ có nhu cầu truy cập dữ liệu cơ bản
NAS phù hợp với nhóm người dùng nhỏ có nhu cầu truy cập dữ liệu cơ bản

4.2 Ai nên lựa chọn File Server?

Khi so với thiết bị NAS có cùng dung lượng lưu trữ, File Server có bộ xử lý với xung nhịp cao hơn, có khả năng gấp 4 lần RAM, đầu ra video và khả năng chạy Windows mượt mà với nhiều tùy chọn nâng cấp.

File Server đặc biệt quan trọng đối với các máy chủ đa phương tiện, phù hợp với các sản phẩm đòi hỏi khắt khe và các kế hoạch kinh doanh phát triển dài hạn (như chỉnh sửa video, xây dựng kênh truyền thông lớn…)

Vì lý do này, máy chủ tập tin thường xuất hiện trong môi trường làm việc chuyên nghiệp bởi các doanh nghiệp vừa và lớn, các tập đoàn có mạng lưới nội bộ khổng lồ cần xây dựng mạng dự phòng.

Khi so sánh NAS và File Server, có thể thấy NAS rẻ hơn, dễ tiếp cận và dễ sử dụng nhưng lại ít tính năng nâng cao. Trong khi đó, máy chủ tập tin đòi hỏi chi phí lớn hơn và người quản trị phải có chuyên môn để điều hành. Nhìn chung, việc lựa chọn giữa NAS hay File Server sẽ phải dựa trên nhu cầu sử dụng và sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp nhất. 

Hữu Đinh

"AI sẽ thay đổi phong cách làm việc của các bạn. Một là chấp nhận nó hai là bị bỏ lại phía sau."

hotline icon