Chuyển tới nội dung

Ahrefs là gì? Loạt tính năng khiến SEOer tín nhiệm công cụ này?

Ahrefs là gì

Trong chiến lược tiếp thị kỹ số số, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng website trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Để SEO hiệu quả, chắc chắn không thể thiếu công cụ. Ahrefs là một công cụ điển hình trong số đó.

Trong thực tiễn, công cụ này thậm chí còn được marketer ví như một trợ thủ đắc lực, là cánh tay phải không thể thiếu.

Cùng tìm hiểu.

1. Giới thiệu tổng quan

Ahrefs từng chủ yếu được biết đến như một công cụ kiểm tra độ tin cậy của backlink. Tuy nhiên, công cụ này hiện có thể làm được nhiều thứ hơn thế.

1.1 Ahrefs là gì?

Ahrefs là công cụ SEO (Search Engine Optimization) mạnh mẽ. Nó được sử dụng để nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh và theo dõi hiệu suất website trên các công cụ tìm kiếm.

Công cụ này được sử dụng phổ biến bởi các nhà tiếp thị. Đặc biệt là các chuyên gia SEO, hay còn được gọi là các SEOer.

Một một số công cụ có vai trò gần tương tự Ahrefs gồm SEMrush, Moz, Majestic, SpyFu, Serpstat, SimilarWeb, BuzzSumo, v.v.

Giao diện của ứng dụng Ahrefs
Giao diện của ứng dụng Ahrefs

1.2 Ahrefs là sản phẩm của công ty nào?

Ahrefs được phát triển bởi Ahrefs Pte Ltd, một công ty có trụ sở chính tại Singapore. Công ty được thành lập vào năm 2010 bởi Dmitry Baranov và Peter Javorik, hai chuyên gia SEO giàu kinh nghiệm.

Công cụ SEO này được trình làng lần đầu tiên vào năm 2011, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành tối ưu hóa website.

1.3 Ahrefs phù hợp với đối tượng người dùng nào?

Ahrefs chủ yếu được sử dụng bởi các nhà tiếp thị trong doanh nghiệp. Cụ thể

  • Chuyên gia SEO: Ahrefs cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để SEOer thực hiện các công việc SEO hiệu quả. Bao gồm từ nghiên cứu từ khóa đến xây dựng liên kết và theo dõi hiệu quả chiến dịch.
  • Nhà tiếp thị nội dung: Ahrefs giúp nhà tiếp thị nội dung nghiên cứu từ khóa, tìm kiếm chủ đề và phân tích nội dung của đối thủ cạnh tranh.
  • Chủ doanh nghiệp: Ahrefs giúp chủ doanh nghiệp theo dõi hiệu quả SEO, đánh giá sức mạnh website và có phương án điều chỉnh nếu cần.

2. Các tính năng chính của Ahrefs

Ahrefs hỗ trợ nhiều tính năng khác nhau, đáp ứng tất cả các nhiệm vụ liên quan đến tối ưu SEO. Bao gồm từ phân tích lưu lượng truy cập trang web, nghiên cứu từ khóa, phân tích backlink, phân tích đối thủ cạnh tranh,… Dưới đây là danh sách các tính năng chính.

các tính năng chính của Ahrefs
Các tính năng chính của Ahrefs

Ahrefs sở hữu bộ dữ liệu backlink lớn nhất thế giới, cho phép theo dõi số lượng backlink trỏ về. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ đánh giá chất lượng của từng backlink dựa trên các yếu tố. Ví dụ như Domain Rating (DR), URL Rating (UR) và Ahrefs Rank (AR).

Công cụ này cũng giúp xác định các backlink có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website.

Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ người dùng tìm kiếm các website có liên quan và có tiềm năng trở thành backlink chất lượng.

2.2 Nghiên cứu từ khóa

Ahrefs cho phép nghiên cứu từ khóa để tìm hiểu về khối lượng tìm kiếm, đánh giá độ cạnh tranh và tìm kiếm từ khóa liên quan. Người dùng có thể tìm từ khóa mới để tối ưu hóa nội dung và kiểm tra xếp hạng từ khóa hiện tại.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xem qua các website đang xếp hạng cao có cùng từ khóa mục tiêu. Sau đó, bạn cũng thể phân tích chiến lược SEO của họ để học hỏi, áp dụng cho website của mình.

2.3 Theo dõi thứ hạng

Ahrefs giúp bạn theo dõi thứ hạng trang web của bạn cho các từ khóa mục tiêu theo thời gian. Nhờ vậy, bạn có thể đánh giá hiệu quả của chiến lược SEO và thực hiện điều chỉnh khi cần thiết.

Bạn cũng có thể dựa vào đó và so sánh thứ hạng với các đối thủ cạnh tranh. Hoặc xác định các từ khóa có xếp hạng thấp nhưng có tiềm năng cải thiện để tối ưu lại.

2.4 Kiểm tra trang web

Công cụ này còn giúp xác định các vấn đề kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến hiệu suất website. Ví dụ như tốc độ tải trang chậm, lỗi 404 hoặc cấu trúc không tối ưu.

Hơn hết, nó cũng tự động cung cấp các đề xuất giúp cải thiện tốc độ tải trang và hiệu suất trang web. Từ đó, nâng cao trải nghiệm người dùng và thu hút nhiều traffic hơn.

2.5 Khám phá nội dung

Tính năng này cho phép người dùng xem các nội dung phổ biến và được chia sẻ nhiều nhất trên internet về các chủ đề hoặc từ khóa cụ thể. Dựa vào dữ liệu đó, doanh nghiệp có thể xác định nhanh xu hướng và cơ hội để tạo ra nội dung chất lượng cao hơn.

3. Các thuật ngữ cần biết khi sử dụng Ahrefs

Trong Ahrefs nói chung và trong các ứng dụng tối ưu SEO, có nhiều thuật ngữ thường gặp cần biết khi sử dụng. Xem chi tiết bên dưới.

3.1 Thuật ngữ cơ bản

  • Domain Rating (DR): Khả năng xếp hạng của một tên miền trên SERP dựa trên sức mạnh backlink. DR càng cao, khả năng xếp hạng càng cao.
  • URL Rating (UR): Khả năng xếp hạng của một trang web cụ thể trên SERP dựa trên sức mạnh backlink. UR càng cao, khả năng xếp hạng càng cao.
  • Ahrefs Rank (AR): Mức độ phổ biến của trang web dựa trên số lượng và chất lượng backlink trỏ về. AR càng cao, trang web đó càng phổ biến.
  • Keywords: Từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.
  • Search Volume: Lượng truy vấn tìm kiếm cho một từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Keyword Difficulty: Mức độ khó để xếp hạng cao cho một từ khóa cụ thể trên SERP.
  • Organic Traffic: Lượng truy cập đến trang web từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • Referring Domains: Số lượng tên miền khác nhau liên kết đến trang web.
  • Backlinks: Các liên kết từ các trang web khác trỏ về trang web..
  • Internal Links: Các liên kết từ trang web này sang trang web khác trong cùng một tên miền.
  • Anchor Text: Văn bản được sử dụng trong một liên kết để mô tả trang web được liên kết.
  • Follow Links: Các liên kết truyền tín hiệu SEO (như PageRank) sang trang web được liên kết.
  • NoFollow Links: Các liên kết không truyền tín hiệu SEO sang trang web được liên kết.
  • Toxic Backlinks: Các backlink có hại cho thứ hạng trang web. Ví dụ như backlink từ các trang web spam hoặc có nội dung xấu.
  • Disavow Links: Quá trình thông báo cho Google rằng bạn không muốn một backlink cụ thể được tính đến khi xếp hạng trang web.

3.3 Thuật ngữ liên quan đến từ khóa

  • Parent Topic: Chủ đề chính của một nhóm từ khóa liên quan.
  • Child Topics: Các chủ đề con cụ thể hơn thuộc về chủ đề chính.
  • Keyword Density: Tỷ lệ phần trăm từ khóa xuất hiện trong nội dung website.
  • Keyword Stuffing: Việc lặp lại từ khóa quá nhiều cách không tự nhiên, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng website.

3.4 Thuật ngữ liên quan đến thứ hạng

  • SERP: Trang kết quả của công cụ tìm kiếm (Search Engine Results Page).
  • Position: Vị trí xếp hạng của trang web cho một từ khóa cụ thể trên SERP.
  • Organic CTR: Tỷ lệ phần trăm người dùng nhấp vào trang web của bạn từ kết quả tìm kiếm tự nhiên.
  • Average Position: Vị trí xếp hạng trung bình của trang web cho một nhóm từ khóa cụ thể trên SERP.

3.5 Thuật ngữ liên quan đến trang web

  • Crawl Errors: Lỗi khiến Googlebot không thể thu thập thông tin về trang web của bạn.
  • Site Speed: Tốc độ tải trang của trang web của bạn.
  • Mobile Friendliness: Mức độ thân thiện của trang web của bạn với thiết bị di động.

4. Chi phí sử dụng Ahrefs

Trước đây, mỗi người dùng có quyền truy cập vào (gần như) mọi tính năng trên nền tảng. Nhưng hiện nay, tính năng của mỗi gói đăng ký sẽ có sự khác nhau. Tất nhiên, gói cao hơn sẽ đầy đủ tính năng hơn.

Hiện tại, Ahrefs có bốn gói:

  • Gói Lite: $129/tháng
  • Gói Standard: $249/tháng
  • Gói Advanced: $449/tháng
  • Gói Enterprise: Tùy chỉnh theo nhu cầu

5. Hướng dẫn sử dụng Ahrefs dành cho người mới

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng từ cơ bản đến nâng cao. Xem chi tiết bên dưới.

5.1 Cách tạo tài khoản

Bước 1. Truy cập trang web chính thức của Ahrefs tại địa chỉ https://ahrefs.com/

Bước 2. Nhấp vào nút Sign up, nhấp vào đăng ký bằng tài khoản Gmail

đăng ký tài khoản Ahrefs
Cách đăng ký tài khoản Ahrefs

Bước 3. Chọn gói dịch vụ Ahrefs mà bạn muốn sử dụng trong mục Choose Plan

Bước 4. Xác nhận thông tin thanh toán và hoàn tất quá trình đăng ký

5.2 Cách đăng nhập tài khoản

Bước 1. Truy cập trang web của Ahrefs

Bước 2. Nhấp vào nút Login hoặc Đăng nhập ở góc trên bên phải của trang

Bước 3. Nhập vào tài khoản và mật khẩu

5.3 Tìm hiểu giao diện chính

Giao diện chính của Ahrefs hiển thị các công cụ thường dùng nhất. Dưới đây là một số công cụ quan trọng mà bạn có thể sử dụng:

  • Site Explorer: Công cụ chính để phân tích một trang web cụ thể. Bạn có thể nhập URL của trang web và Ahrefs sẽ cung cấp thông tin về backlink, từ khóa xếp hạng, lưu lượng truy cập và nhiều thông tin khác.
  • Keyword Explorer: Công cụ cho phép bạn tìm kiếm và phân tích từ khóa. Bạn có thể nhập từ khóa cụ thể, Ahrefs sẽ hiển thị thông tin về lượt tìm, độ khó và các thông tin khác.
  • Content Explorer: Công cụ để tìm nội dung phổ biến và được chia sẻ nhiều nhất trên internet. Bạn có thể tìm kiếm theo chủ đề hoặc từ khóa và Ahrefs sẽ hiển thị các bài viết phổ biến và liên quan.
  • Site Audit: Công cụ kiểm tra các vấn đề kỹ thuật trên trang web. Chẳng hạn như liên kết hỏng, nội dung trùng lặp và tốc độ tải trang.
  • Rank Tracker: Công cụ cho phép bạn theo dõi thứ hạng từ khóa của trang web.
Giao diện chính của ứng dụng
Giao diện chính của ứng dụng

6. Đánh giá ưu và nhược điểm của Ahrefs

Nếu bạn đang cân nhắc đến việc sử dụng Ahrefs để tối ưu hiệu quả SEO. Dưới đây là những điểm mạnh và điểm yếu bạn có thể xem xét.

6.1 Ưu điểm

Dưới đây là những ưu điểm của công cụ tối ưu SEO Ahrefs.

6.1.1 Tất cả các tính năng có tại một nơi

Như đã đề cập, Ahrefs cung cấp một loạt các công cụ SEO. Bao gồm từ phân tích backlink, nghiên cứu từ khóa, phân tích lưu lượng cho đến theo dõi thứ hạng. Nhờ đó, người dùng có thể thực hiện các thao tác khác nhau trong một bảng điều khiển duy nhất.

6.1.2 Dữ liệu chi tiết về mọi thứ liên quan đến SEO

Ahrefs cung cấp cho người dùng nhiều dữ liệu website và đối thủ. Những dữ liệu này bao gồm thông tin về backlink, từ khóa, lưu lượng và thứ hạng. Căn cứ vào đó, SEOr có thể đưa ra những quyết định liên quan đến chiến lược SEO theo số liệu.

6.1.3 Giao diện dễ sử dụng

Ahrefs sở hữu giao diện thân thiện với người dùng. Nó không chỉ hiện đại, đẹp mà còn dễ hiểu và dễ điều hướng, ngay cả với người dùng mới.

6.1.4 Cập nhật thường xuyên

Nhóm phát triển Ahrefs thường xuyên cập nhật công cụ với các tính năng mới và cải tiến, giúp nó luôn phù hợp với xu hướng mới của ngành. Điều này rất quan trọng bởi thuật toán của các công cụ tìm kiếm luôn thay đổi nhanh chóng.

6.2 Nhược điểm

Dưới đây là những nhược điểm của công cụ tối ưu SEO Ahrefs.

6.2.1 Chi phí cao

Vì là một dịch vụ dựa trên đăng ký, chi phí sử dụng Ahrefs có thể cao tùy thuộc vào dịch vụ. Chưa kể đến việc bạn có thể sử dụng hết credit nhanh hơn bạn nghĩ. Điều này có thể là một rào cản đối với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

6.2.2 Hạn chế về số lượng báo cáo

Ahrefs giới hạn số lượng báo cáo mà bạn có thể tạo mỗi tháng. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu nhiều hơn, đây sẽ là một hạn chế đáng kể.

Tính năng báo cáo
Báo cáo trong Ahrefs

7. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Ahrefs.

7.1 Tôi có thể sử dụng Ahrefs miễn phí không?

Không. Bạn cần đăng ký gói dịch vụ có phí để sử dụng.

7.2 Ahrefs có thể giúp tìm từ khóa tốt không?

Có. Ahrefs cung cấp công cụ Keyword Explorer để tìm từ khóa, đánh giá độ cạnh tranh và xác định giá trị từ khóa.

Bạn có thể sử dụng công cụ Site Explorer của Ahrefs để phân tích backlink của đối thủ.

7.5 Ahrefs có công cụ nào để theo dõi thứ hạng từ khóa không?

Có. Ahrefs cung cấp công cụ Rank Tracker để theo dõi thứ hạng từ khóa.

7.5 Ahrefs có giống Semrush không?

Cả hai đều là công cụ phân tích SEO phổ biến. Nhưng chúng có ưu và nhược điểm riêng, không hoàn toàn giống nhau.

Kết

Ahrefs là một công cụ SEO mạnh mẽ và đáng tin cậy, được giới SEOer “rỉ tai” nhau sử dụng trong cả thập kỷ qua. Bài viết đã tóm tắt đầy đủ những thông tin cơ bản nhất, mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Ahrefs có giá thành cao. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu của mình trước khi quyết định sử dụng công cụ này.

Hà Lê

"Trong hơn 4 năm viết và sáng tạo nội dung ở mảng công nghệ, tôi tin rằng sức mạnh của ngôn ngữ không chỉ nằm ở khả năng truyền đạt thông tin. Mà nó còn tạo nên sự kết nối và nhiều tác động mạnh mẽ khác. Tôi luôn đặt mình vào vị trí của bạn đọc và cập nhật kiến thức công nghệ mới mỗi ngày với mong muốn đem đến những nội dung hữu ích, giá trị nhất!"

hotline icon