Chuyển tới nội dung

5 chiêu trò lừa đảo qua email phổ biến, dễ mắc bẫy!

  • bởi
chiêu trò lừa đảo qua email

Giáng sinh sắp đến. Tết gần kề. Đây là dịp để các thương hiệu tung các chương trình ưu đãi khủng đến khách hàng. Bọn tội phạm mạng cũng vậy. Nhân cơ hội này, bạn cũng sẽ nhận được hàng loạt các email lừa đảo nấp bóng email khuyến mãi.

Đội ngũ nhân viên của Google tận tâm làm việc suốt ngày đêm để bảo vệ người dùng Gmail khỏi 15 tỷ thư rác và lừa đảo mỗi ngày. Vào các dịp lễ như thế này, số lượng thư rác tăng lên 231 tỷ, cao hơn 10% so với khối lượng trung bình!

Dưới đây là 5 cách thức lừa đảo qua email phổ biến nhất và cách Gmail bảo vệ bạn khỏi bị lừa đảo.

Chiêu trò 1. Voucher và quà tặng

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Thật khó để phân biệt giữa các mẫu email marketing của các thương hiệu chính thống và email của bọn lừa đảo.

email khuyến mãi lừa đảo

Các mẫu email ngày càng được thiết kế đẹp mắt và chuyên nghiệp. Địa chỉ gửi email cũng chỉn chu hơn. Vậy làm cách nào để bạn đề phòng được rủi ro này, khi bạn thực sự là tín đồ mua sắm và cực thích “săn” các voucher và quà tặng khuyến mãi?

  • Chậm lại. Đừng vội nhấp vào bất cứ đường link hay hình ảnh nào trong Gmail.
  • Lên Google và tra cứu tính chính xác của chương trình và nhãn hàng, có thực sự đang có chương trình ưu đãi không.

Chiêu trò 2. Tổ chức từ thiện

Các email mạo danh là tổ chức từ thiện, đang quyên góp cho một chiến dịch tài trợ ý nghĩa nào đó lại càng mạnh mẽ trong các đợt lễ tết này.

email lừa đảo từ thiện

Với trường hợp này, hãy đề phòng bất kỳ ai yêu cầu bạn liên hệ với họ qua email cá nhân hoặc gửi tiền trực tiếp cho họ. Dù tên tổ chức từ thiện có phổ biến đi nữa hoặc bạn đã từng gửi từ thiện qua tổ chức này, bọn tội phạm mạng vẫn có thể mạo danh một cách tinh vi.

Chiêu trò 3. Cá nhân hóa email

Những trò lừa đảo nguy hiểm nhất là nhắm mục tiêu trực tiếp vào bạn. Chúng sẽ bao gồm nhiều thông tin cá nhân của bạn trong email khiến bạn tin rằng đây là email từ các tổ chức chuyên nghiệp đại diện địa phương, cơ sở ban ngành nào đó.

>> Xem thêm: 11+ nguyên tắc sử dụng email mà sếp cũng cần phải tuân thủ

Chiêu trò 4. Gia hạn đăng ký dịch vụ

Gần cuối năm, hình thức lừa đảo này cũng tăng đột biến. Một số kẻ lừa đảo chuyên nghiệp có thể dễ dàng biết được các dịch vụ/sản phẩm mà bạn đang sử dụng. Từ đó mạo danh nhà cung cấp và gửi email đề nghị gia hạn dịch vụ.

Hãy kiểm tra kỹ email người gửi, xem có thật sự là bên đại diện dịch vụ và kiểm tra lại thời gian sử dụng dịch vụ của bạn. Đừng vội làm theo bất cứ yêu cầu nào trong email.

Chiêu trò 5. Lừa đảo tiền điện tử

Tiền điện tử đã khá phổ biến và việc dựa vào hình thức này để lừa đảo qua email cũng dễ dàng hơn.

email lừa đảo tiền điện tử

Một biến thể phổ biến của những trò lừa đảo này sử dụng ví tiền điện tử để thu tiền thanh toán và thường cố gắng tống tiền nạn nhân thông qua một mối đe dọa.

Gmail có thể cảnh báo bạn về những yêu cầu vô nghĩa này nhưng điều quan trọng là bạn phải biết cách phát hiện chúng để có thể tránh trở thành nạn nhân của những kiểu lừa đảo này. Một số dấu hiệu nguy hiểm bao gồm lỗi chính tả, địa chỉ email có vẻ sai hoặc các yêu cầu thanh toán.

Cách Gmail bảo vệ bạn khỏi các chiêu trò lừa đảo này

Với người dùng Gmail, Google giúp ngăn chặn phần lớn các hoạt động lừa đảo và không mong muốn khác.

Các biện pháp bảo vệ online trong Gmail như biện pháp kiểm soát lừa đảo trực tuyến và phần mềm độc hại nâng cao, được bật theo mặc định, giúp đảm bảo tài khoản của bạn được bảo vệ.

Các chiêu trò lừa đảo này không có hồi kết, và chỉ có ngày càng tinh vi hơn thôi. Thế nên các công cụ và các chuyên gia bảo mật của Google vẫn liên tục lùng sục dữ liệu để phát hiện các phương thức tấn công mới và xây dựng các biện pháp bảo vệ mới, tinh vi để giúp bạn an toàn.

>> Nên xem ngay:

Kết

Ngoài ra, bạn cũng nên tự tuân thủ “nguyên tắc vàng” dưới đây khi mở bất kỳ email lạ nào:

Hãy chậm lại. Các email lừa đảo thường mang tính khẩn cấp và “hết thời hạn” để thúc ép bạn thực hiện hành động. Hãy dành thời gian để đặt câu hỏi và suy nghĩ thấu đáo.

Kiểm tra ngay. Thực hiện bất cứ hành động nào để tìm hiểu thông tin và nội dung có trong email. Liệu những thông tin trong email có chính xác hay không.

Cẩn trọng. Không có người gửi hay bất cứ cơ quan uy tín nào lại yêu cầu thanh toán hoặc cung cấp thông tin cá nhân của bạn qua email.

Uyên Vũ

"Tôi thích cái cách công nghệ làm thay đổi cuộc sống và cách làm việc của chúng ta. Điện toán đám mây, AI, Big Data, IoT là một trong những thứ kích thích tôi khám phá mỗi ngày."

hotline icon