Microsoft Teams, Google Meet và Zoom là top các công cụ họp trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, với sự đa dạng về tính năng và mức giá, việc lựa chọn nền tảng phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn có thể trở nên khó khăn. Bài viết này sẽ so sánh Zoom vs Google Meet vs Microsoft Teams trên các tiêu chí quan trọng nhất.
Cùng tìm hiểu chi tiết!
1. Giới thiệu Microsoft Teams, Google Meet và Zoom
Microsoft Teams là nền tảng giao tiếp và cộng tác được phát triển bởi Microsoft. Theo thống kế từ hãng, hằng tháng Teams đạt 320 triệu người dùng cho các hoạt động họp hoặc học trực tuyến.
Google Meet là nền tảng thường được sử dụng cho các cuộc họp hoặc hội nghị trực tuyến. Với giao diện đơn giản, linh hoạt, mỗi tháng Google Meet có hơn 300 triệu người dùng sử dụng cho các hoạt động hội thảo, họp và học trực tuyến.
Zoom là nền tảng họp trực tuyến do Zoom Video Communications phát triển. Zoom tích hợp các tính năng gọi điện video, trò chuyện trực tuyến và hội nghị từ xa. Zoom được sử dụng rộng rãi cho mục đích học tập, làm việc.
2. Bảng so sánh tổng quan Zoom vs Google Meet vs Microsoft Teams
Tính năng | Microsoft Teams | Google Meet | Zoom |
Trò chuyện nhóm | ✔️ | ✔️ | ✔️ |
Chia sẻ màn hình | ✔️ | ✔️ | ✔️ |
Ghi âm cuộc họp | ✔️ | ✔️ | ✔️ |
Khử tiếng ồn | Tính năng cơ bản và nâng cao như tạo hồ sơ giọng nói | Tính năng lọc tiếng ồn cơ bản | Tính năng cơ bản và nâng cao như cách ly âm thanh |
Chất lượng video | 1080p | 1080p | 1080p |
Bảng trắng kỹ thuật số | ✔️ | ✔️ | ❌ |
Tính năng AI | Copilot | Gemini | Zoom AI Companion |
Dung lượng lưu trữ (Phiên bản có phí) | 1TB | 30GB – 5TB (tùy phiên bản) | 5GB – 10GB (tùy phiên bản) |
Thời gian họp (Phiên bản có phí) |
30 giờ | 24 giờ | 30 giờ |
Số lượng người tham dự | 300 người | 100-1000 người (tùy vào phiên bản) | 100-1000 người (tùy vào phiên bản) |
Khả năng tích hợp | ✔️ | ✔️ | ✔️ |
Phiên bản miễn phí | ✔️ | ✔️ | ✔️ |
Chi phí | $2 | $6 | $12.49 |
3. So sánh Zoom vs Google Meet vs Microsoft Teams
Chúng tôi sẽ so sánh Microsoft Teams với Google Meet và Zoom dựa trên các yếu tố chính như: cộng tác, tùy chỉnh, chất lượng video, tính năng AI, dung lượng lưu trữ, thời gian họp, khả năng tích hợp…
3.1 So sánh tính năng cộng tác
Microsoft Teams, Google Meet và Zoom đều là những công cụ họp online phổ biến, cung cấp nhiều tính năng cộng tác giúp người dùng làm việc nhóm hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Trò chuyện nhóm
- Gửi tin nhắn riêng tư
- Chia sẻ màn hình
- Ghi âm cuộc họp
- Khảo sát và thăm dò ý kiến
- Quản lý tệp
- Ghi chú cuộc họp
- Thiết lập phụ đề
- …
Nhìn chung, cả 3 nền tảng đều tích hợp các tính năng cộng tác mạnh mẽ cho việc thiết lập hội nghị trực tuyến, học online.
3.2 So sánh tính năng khử tiếng ồn
Gần đây, Microsoft Teams đã cập nhật tính năng khử tiếng ồn, loại bỏ giọng nói nền do micrô thu được. Ngoài ra, bạn có thể cài đặt tính năng nâng cao hơn như tạo hồ sơ giọng nói. Sau đó, Microsoft Teams sẽ ghi nhận giọng nói của bạn và truyền đi, loại bỏ các tạp âm khác để tối ưu hóa chất lượng âm thanh.
Google Meet cũng hỗ trợ bạn có thể lọc tiếng ồn xung quanh như tiếng gõ phím, tiếng đóng cửa, tiếng vọng trong phòng hoặc tạp âm khác… Bạn có thể bật tính năng khử tiếng ồn trước khi tham gia hoặc trong lúc tham gia Google Meet.
Tương tự, Zoom cũng có các tính năng khử tiếng ồn và tiếng vang, bạn có thể cài đặt ngay trên giao diện cuộc họp Zoom. Đặc biệt, Zoom cũng có tính năng cách ly âm thanh, hỗ trợ phân biệt giọng nói tốt hơn và ngăn chặn các tiếng ồn xung quanh. Tính năng nâng cao này sẽ hỗ trợ dựa trên các cấu hình của thiết bị.
Khi so sánh về tính năng khử tiếng ồn, thì Microsoft Teams và Zoom chiếm ưu thế hơn do tích hợp nhiều tính năng nâng cao. Còn Google Meet chỉ thích hợp tính năng lọc tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn ở trong môi trường ít tiếng ồn thì vẫn có thể sử dụng tính năng lọc tiêu chuẩn.
3.3 So sánh chất lượng video
Cả ba nền tảng Microsoft Teams, Google Meet và Zoom đều có độ phân giải lên đến 1080p cho các video. Tuy nhiên, chất lượng video sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:
- Mạng internet: Chất lượng kết nối internet của bạn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng video của bạn. Bạn có kết nối internet mạnh và ổn định trước khi tham gia cuộc họp. Ngoài ra, độ phân giải video cao có thể yêu cầu nhiều băng thông hơn.
- Thiết bị: Chất lượng webcam và micrô của bạn cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng hình ảnh. Vậy nên bạn có thể sử dụng thiết bị ngoại vi chất lượng cao để cải thiện chất lượng video của bạn.
3.4 So sánh tính năng AI
Microsoft Teams tích hợp Copilot – trợ lý AI. Bạn có thể sử dụng tính năng này trong khung giao diện bên phải tương tự như khung chat. Bạn có thể nhờ Copilot tổng hợp các tệp đã gửi, những liên kết đã chia sẻ hoặc tóm tắt nội dung trò chuyện… Việc này hỗ trợ bạn theo dõi thông tin nhanh chóng và kịp thời.
Zoom AI Companion là trợ lý ảo thông minh được tích hợp vào nền tảng Zoom, cung cấp nhiều tính năng hữu ích như:
- Tóm tắt cuộc họp
- Bản ghi thông minh
- Dịch thuật tự động
- Tìm kiếm thông tin
- Điều chỉnh ánh sáng, giọng nói
Trong Google Meet, trợ lý Gemini AI hỗ trợ các tính năng khi họp trực tuyến như:
- Bật giao diện video
- Cài đặt ánh sáng
- Khử tiếng ồn
- Tạo ảnh nền
- Tối ưu hóa chất lượng cuộc họp video
- Tiết kiệm pin
Có thể thấy, Copilot của Microsoft và Gemini của Google là các trợ lý AI mạnh mẽ. Nó được tích hợp hầu hết các ứng dụng của Microsoft và Google. Hỗ trợ người dùng làm việc nhanh chóng hơn. Còn Zoom cũng tích hợp tính năng AI cho các tác vụ cơ bản ở gói trả phí Pro.
3.5 So sánh dung lượng lưu trữ
Về dung lượng lưu trữ, Microsoft Teams có dung lượng lưu trữ là 5GB ở phiên bản miễn phí và 1TB cho các phiên bản có phí.
Còn với Google Meet, dung lượng lưu trữ miễn phí là 15GB hoặc lên đến 5TB cho các phiên bản có phí.
Zoom cũng có dung lượng lưu trữ 5GB và 10GB tùy thuộc vào phiên bản. Đối với các tài khoản doanh nghiệp thì dung lượng lưu trữ là không giới hạn.
Khi so sánh Microsoft Teams với Google Meet thì dung lượng lưu trữ đám mây được chia sẻ với các ứng dụng khác. Hỗ trợ để lưu trữ các bản ghi cuộc họp, tệp, email và các tài liệu.
Còn với Zoom, ứng dụng độc lập và có dung lượng lưu trữ riêng cho các bản ghi cuộc họp, tệp âm thanh và hình ảnh. Dung lượng lưu trữ này không được chia sẻ với bất kỳ ứng dụng nào khác.
3.6 So sánh thời gian họp và số lượng người tham dự
Microsoft Teams có thời gian họp trực tuyến là 60 phút , tối đa 100 người tham dự cho phiên bản miễn phí. Còn ở phiên bản có phí sẽ là 30 giờ cho 300 người tham dự
Google Meet cũng vậy, ở phiên bản miễn phí sẽ có thời gian là 60 phút cho 100 người tham dự. Còn với phiên bản có phí, số lượng người tham dự là 100 – 1000 người (tùy vào phiên bản) và thời gian họp sẽ là 24 giờ.
Còn với Zoom, ở phiên bản miễn phí, bạn có thể tạo cuộc họp cho 100 người với thời gian là 40 phút. Đối với các phiên bản có phí thời lượng họp sẽ là 30 giờ với số lượng từ 100-1000 người (tùy vào phiên bản).
So sánh về thời gian thời gian họp ở các phiên bản có phí thì Teams và Zoom chiếm ưu thế hơn. Mặc dù Google Meet có thời gian họp tối đa ngắn hơn trong phiên bản trả phí, nhưng nó vẫn phù hợp cho hầu hết các nhu cầu họp doanh nghiệp.
3.7 So sánh khả năng tích hợp
Microsoft Teams được tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng Microsoft 365 khác như: Outlook, SharePoint, OneDrive và Power BI. Ngoài ra, Teams còn được tích hợp các ứng dụng bên thứ 3. Hỗ trợ cho bạn có thể làm việc liền mạch và nhanh chóng.
Google Meet cũng tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng của Google như Gmail, Calendar và Drive… và một số các ứng dụng bên thứ 3. Việc này giúp người dùng dễ dàng tạo cuộc họp từ lịch, chia sẻ tệp trong cuộc họp và lưu ghi chú cuộc họp vào Drive.
Còn với Zoom, nền tảng này cung cấp hơn 1000 tiện ích tích hợp như trò chuyện, gọi điện và tạo phòng nhóm. Ngoài ra, Zoom cũng tích hợp nhiều ứng dụng của bên thứ nhất qua Zoom Marketplace và bên thứ 3 như HubSpot, Zendesk, Slack, Google Workspace và Dropbox.
Nhìn chung, cả 3 ứng dụng này đều được tích hợp với Zapier, tạo điều kiện tích hợp với hàng nghìn ứng dụng khác. Tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng liền mạch giữa nền tảng email doanh nghiệp cùng với các ứng dụng cuộc họp trực tuyến thì bạn có thể sử dụng Google Meet và Microsoft Teams.
4. So sánh bảng giá Zoom vs Google Meet vs Microsoft Teams
Dưới đây sẽ là các chi phí của từng nền tảng. Mỗi nền tảng đều được chia theo từng gói với mức giá và các tính năng phù hợp, cụ thể như sau:
4.1 Chi phí Microsoft Teams
Microsoft Teams hiện đang phân loại từng gói dựa trên 3 nhóm chính như:
- Ứng dụng độc lập: Microsoft Teams miễn phí, Microsoft Teams Essentials
- Tích hợp trong bộ ứng dụng: Microsoft 365 Business Basic, Standard, Premium, Microsoft 365 Personal, Microsoft 365 Family, Office 365 E3,…
- Dịch vụ bổ sung: Microsoft Teams Premium (chỉ khả dụng với khách hàng có giấy phép Microsoft 365 hoặc Office 365)
4.2 Chi phí Google Meet
Google Meet hiện có phiên bản sử dụng độc lập như Google Meet miễn phí và được tích hợp trong bộ ứng dụng Google Workspace doanh nghiệp, chi phí cụ thể như sau:
4.3 Chi phí Zoom
Zoom hiện đang có phiên bản miễn phí và các gói dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn. Mỗi phiên bản sẽ phù thuộc vào số lượng người dùng, chi phí và các tính năng khác nhau.
5. Đánh giá Microsoft Teams với Google Meet và Zoom
Để có cái nhìn khách quan nhất, chúng tôi sẽ đánh giá 3 nền tảng này dựa trên những ưu điểm và nhược điểm.
5.1 Ưu nhược điểm Microsoft Teams
Ưu điểm Microsoft Teams:
- Giao diện trực quan và dễ sử dụng
- Chất lượng cuộc gọi tốt
- Bảo mật mạnh mẽ
- Khả năng tùy chỉnh cao
- Nền tảng mở rộng mạnh mẽ
- Tích hợp sâu sắc với Microsoft 365
Nhược điểm Microsoft Teams:
- Giới hạn tính năng ở phiên bản miễn phí
- Phụ thuộc vào kết nối internet để sử dụng một số tính năng
5.2 Ưu nhược điểm Google Meet
Ưu điểm Google Meet:
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
- Hoạt động tốt với kết nối internet kém
- Chất lượng video và âm thanh tốt
- Bảo mật và mã hóa dữ liệu an toàn
- Hỗ trợ phát trực tiếp từ Google Meet tới YouTube (Khả dụng cho các tài khoản Standard hoặc Enterprise)
- Tích hợp hơn 200 ứng dụng bên thứ ba
- Có nhiều icon sống động, vui nhộn
Nhược điểm Google Meet:
- Tính năng chú thích trực tiếp trong các cuộc họp hơi khó sử dụng
- Không có tính năng bảng trắng kỹ thuật số
- Không có tính năng khử tiếng ồn tốt như Zoom và Microsoft Teams
5.3 Ưu nhược điểm Zoom
Ưu điểm Zoom:
- Chất lượng cuộc gọi và hình ảnh tốt
- Nhiều tính năng nâng cao
- Số lượng người tham dự nhiều (Phiên bản Enterprise)
- Phát trực tuyến các cuộc họp/hội thảo trên Facebook
- Tương thích Google Calendar
Nhược điểm Zoom:
- Tải ứng dụng về thiết bị và sử dụng
- Phiên bản thiết bị di động thiếu nhiều tính năng
- Không có tính năng xóa bình luận
- Dung lượng lưu trữ giới hạn
6. Tổng hợp câu hỏi thường gặp
Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp về 3 nền tảng như Microsoft Teams với Google Meet và Zoom.
6.1 Nền tảng nào có chất lượng cuộc gọi tốt nhất?
Cả ba nền tảng đều cung cấp chất lượng âm thanh và video tốt, ngay cả trong điều kiện không ổn định. Tuy nhiên, Zoom thường được đánh giá cao hơn về độ ổn định và mượt mà của cuộc gọi.
6.2 Nền tảng nào thường được dùng cho học sinh và sinh viên?
Google Workspace Education là phiên bản thường được sử dụng tại các trường học, có tích hợp Google Meet. Bởi vì, các ứng dụng của Google có giao diện trực quan và dễ sử dụng.
6.3 Tốc độ internet tối thiểu cho Microsoft Teams là bao nhiêu?
Tốc độ internet tối thiểu cho Microsoft Teams phụ thuộc từng hoạt động như:
Gọi thoại:
- Tối thiểu: 600 kbps cho cả hai người tham gia
- Đề nghị: 1Mbps cho cả hai người tham gia
Gọi video:
- Tối thiểu: 1.2Mbps cho video SD (480p)
- Đề nghị: 2.5Mbps cho video HD (720p)
- Tối ưu: 3.8Mbps cho video Full HD (1080p)
Chia sẻ màn hình:
- Tối thiểu: 1.5Mbps
- Đề nghị: 2.5Mbps
6.4 Tính năng AI tạo hình nền trong Google Meet là gì?
Tính năng này hỗ trợ bạn tạo hình nền theo câu lệnh mà bạn đưa ra. Gemini hỗ trợ bạn có thể tạo ra các hình nền độc đáo dựa trên các ý tưởng của bạn.
6.5 Có thể tham gia cuộc họp Teams mà không cần có tài khoản không?
Có. Microsoft Teams hỗ trợ bạn không cần tạo tài khoản mà vẫn có thể tham gia cuộc họp nhanh chóng.
Kết luận
Microsoft Teams, Google Meet và Zoom đều là những nền tảng hội nghị trực tuyến phổ biến, cung cấp nhiều tính năng cho giao tiếp, cộng tác và học tập trực tuyến. Mỗi nền tảng có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau.
Vậy nên, để chọn lựa sử dụng nền tảng nào, bạn cần tham khảo dựa trên nhiều yếu tố như: phiên bản, chi phí, số lượng người dùng và các tính năng.
Hy vọng rằng tất cả các thông tin trong về việc so sánh Zoom vs Google Meet vs Microsoft Teams này hữu ích đến bạn! Nếu bạn cần tư vấn thêm về chi phí của các phiên bản Microsoft Teams và Google Meet, hãy liên hệ với chúng tôi.