Thị trường bộ ứng dụng đám mây đã và đang chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Ước tính đã cán mốc 50 tỷ USD cuối năm ngoái. Trong đó, phải kể đến hai cái tên nổi bật là Zoho Workplace vs Google Workspace.
Thực tế, cả hai giải pháp đều được xây dựng để hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường cộng tác và thúc đẩy hiệu suất công việc. Tuy nhiên, rõ ràng mỗi nền tảng đều có những thế mạnh và hạn chế riêng khi đặt lên bàn cân.
Nếu bạn cũng đang phân vân giữa một trong hai, bài so sánh Zoho Workplace vs Google Workspace này dành cho bạn.
Cùng tìm hiểu.
1. Tổng quan về Zoho Workplace và Google Workspace
Zoho Workplace và Google Workspace là hai trong số những bộ ứng dụng văn phòng trực tuyến hàng đầu hiện nay. Cả hai được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc và cộng tác của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong thời đại số.
Zoho Workplace là một sản phẩm của Zoho Corporation. Đây là công ty phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) của Ấn Độ. Đến nay, giải pháp hiện có hơn 100 triệu người dùng tại hơn 150 quốc gia.
Trong khi đó, “con cưng” của Google là Google Workspace cũng không kém cạnh. Google Workspace hiện có hơn 3 tỷ người dùng trên toàn cầu. Mà trong đó, có đến hơn 9 triệu người dùng doanh nghiệp.
Dưới đây là một số điểm chung của hai giải pháp:
- Giải pháp đám mây: Cả hai đều là các bộ ứng dụng văn phòng dựa trên đám mây, cho phép truy cập và làm việc từ bất kỳ đâu với kết nối internet.
- Các ứng dụng văn phòng: Cả hai đều cung cấp đầy đủ các công cụ văn phòng cần thiết. Bao gồm trình xử lý văn bản, tạo bảng tính, tạo slide trình chiếu.
- Các ứng dụng giao tiếp và cộng tác: Cả hai đều tích hợp email, lịch, ứng dụng nhắn tin, ứng dụng họp trực tuyến và các tính năng thúc đẩy cộng tác theo thời gian thực.
- Lưu trữ đám mây: Cả hai đều cung cấp không gian lưu trữ đám mây an toàn, linh hoạt, có thể mở rộng.
- Đa dạng gói dịch vụ: Cả hai đều có sẵn các gói dịch vụ được thiết kế cho từng nhu cầu và ngân sách khác nhau.
2. Zoho Workplace vs Google Workspace: Email và lịch
Google Workspace sử dụng giao diện Gmail. Còn Zoho Workplace sử dụng giao diện Zoho Mail. Cả hai đều cho phép tùy chỉnh email theo tên miền doanh nghiệp. Đồng thời, nhiều tính năng nâng cao được thiết kế cho doanh nghiệp cũng được bao gồm.
Để so sánh, điểm mạnh của Zoho Mail nằm ở khả năng tùy biến giao diện, tổ chức email chi tiết, cho phép phân loại thư theo thư mục, v.v. Tính năng quản lý liên hệ của Zoho Mail cũng được đánh giá cao nhờ tích hợp chặt chẽ với Zoho CRM, giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng, đối tác một cách tập trung.
Trong khi đó, Gmail ghi điểm với giao diện hiện đại và trực quan, mang đến trải nghiệm mượt mà. Lợi thế của Gmail là các tính năng như tìm kiếm bằng bộ lọc, phân quyền, kiểm duyệt email, tích hợp với Google Chat, v.v.
Chúng tôi chưa bàn đến dung lượng lưu trữ email tại đây vì nó phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn đăng ký. Hãy tham khảo chi tiết ở các mục bên dưới.
Về lịch, cả hai đều cung cấp các tính năng cơ bản như tạo sự kiện, chia sẻ lịch và nhắc nhở.
Nhìn chung, đây là khía cạnh mà Zoho Workplace vs Google Workspace tạm hòa nhau. Nếu ưu tiên khả năng tùy biến, Zoho Mail trong Zoho Workplace sẽ thật sự phù hợp. Nếu thích giao diện hiện đại, khả năng tích hợp và quản lý, Google Workspace đáng cân nhắc hơn.
3. Zoho Workplace vs Google Workspace: Giao tiếp và cộng tác
Zoho Workplace và Google Workspace đều đặt trọng tâm vào việc nâng cao khả năng giao tiếp và cộng tác cho người dùng, đặc biệt là trong môi trường doanh nghiệp.
Zoho Workplace nổi bật với bộ ba ứng dụng giao tiếp và cộng tác được yêu thích trong doanh nghiệp. Bao gồm Zoho Cliq, Zoho Connect và Zoho Meeting. Trong đó:
- Zoho Cliq là ứng dụng chat, cho phép nhân viên giao tiếp nhanh chóng, chia sẻ màn hình, tạo kênh nhóm và các tính năng khác nhằm tăng cường hiệu quả trao đổi công việc.
- Zoho Connect là ứng dụng mạng xã hội nội bộ, cho phép nhóm chia sẻ, quản lý tài liệu, theo dõi tiến độ công việc và thảo luận.
- Zoho Meeting là ứng dụng hội họp trực tuyến, tích hợp chặt chẽ với các ứng dụng khác như Cliq và Connect để tăng trải nghiệm cộng tác.
Về phía Google Workspace, Google Chat là ứng dụng chat tích hợp trong Gmail và các ứng dụng khác, cho phép nhắn tin tức thời và tạo phòng chat nhóm. Bên cạnh đó, ứng dụng Video Conferences quen thuộc là Google Meet cũng được bao gồm.
Như vậy, cả hai giải pháp đang có những ứng dụng với vai trò gần tương tự nhau khi xét đến chat và meeting. Nhưng Zoho Workplace có lợi thế hơn một chút với Zoho Connect. Dù vậy, cần lưu ý rằng chỉ phiên bản Professional của Workplace có bao gồm Zoho Connect.
4. Zoho Workplace vs Google Workspace: Bộ ứng dụng văn phòng
Trong Zoho Workplace, ba ứng dụng văn phòng điển hình là Zoho Writer, Zoho Sheet và Zoho Show. Tương tự, Google Workspace cũng có Google Docs, Google Sheets và Google Slides. Cụ thể:
- Zoho Writer và Google Docs đều hỗ trợ soạn thảo văn bản với các tính năng cơ bản, hỗ trợ cộng tác theo thời gian thực. Zoho Writer nổi bật với giao diện tương đối giống Microsoft Word. Google Docs lại thu hút bởi giao diện tối giản và hiện đại.
- Zoho Sheet và Google Sheets đều đáp ứng tốt nhu cầu tính toán, phân tích dữ liệu. Zoho Sheet có giao diện bảng tính khá thân thuộc, tích hợp với Zoho Analytics để tạo báo cáo trực quan. Google Sheets lại đơn giản, dễ sử dụng và tích hợp với Google Forms để thu thập dữ liệu.
- Zoho Show và Google Slides đều hỗ trợ tạo bài thuyết trình chuyên nghiệp. Cả hai đều có thư viện mẫu đa dạng, có thể tùy chỉnh.
Trước đây, việc so sánh Zoho Workplace vs Google Workspace dựa trên bộ ứng dụng văn phòng thường không đi đến kết quả. Bởi lẽ, sự lựa chọn chủ yếu phụ thuộc vào hệ sinh thái ứng dụng mà người dùng quen thuộc hơn.
Tuy nhiên, khi tiện ích bổ sung AI Gemini ra mắt gần đây, phần thắng đang nghiêng về Google Workspace. Trong bộ ba ứng dụng Docs, Sheets, Slides, Gemini hỗ trợ từ viết nội dung, tạo bảng tính cho đến thiết kế slide chỉ với vài câu lệnh đơn giản.
5. Zoho Workplace vs Google Workspace: Dung lượng lưu trữ
Về dung lượng lưu trữ, Zoho Workplace nổi bật với dung lượng lưu trữ lớn, tách biệt cho email và tệp tin. Trong khi đó, Google Workspace cung cấp dung lượng lưu trữ chung cho các dịch vụ, nhưng có thể mở rộng lên đến 5TB.
Chi tiết, bản trả phí Zoho Workplace cung cấp từ 10GB đến 100GB dung lượng lưu trữ cho mỗi người dùng, tùy vào gói đăng ký. Riêng Zoho Mail cũng có bộ nhớ riêng, từ 30GB đến 100GB dung lượng lưu trữ.
Trong khi đó, hai phiên bản trả phí phổ biến của Google Workspace là bản Business Starter và Business Standard cung cấp lần lượt là 30GB và 2TB bộ nhớ dùng cho cho mỗi người dùng. Với những doanh nghiệp có nhu cầu khủng hơn, bản Business Plus và Enterprise cung cấp không gian lưu trữ lên đến 5TB.
Tóm lại, có thể thấy Google Workspace “hào phóng” với dung lượng lưu trữ lớn hơn. Song, các gói đăng ký có dung lượng lưu trữ cao cũng có chi phí cao hơn.
6. Zoho Workplace vs Google Workspace: Khả năng tích hợp
Zoho Workplace vs Google Workspace đều tích hợp mạnh với hệ sinh thái của chính mình và bên thứ ba.
Trong đó, Zoho Workplace tích hợp tốt với 40 ứng dụng khác từ Zoho. Ví dụ như Zoho CRM, Zoho Desk và Zoho Projects. Bên cạnh đó, hãng còn cung cấp API và marketplace, cho phép mở rộng theo nhu cầu riêng.
Việc tích hợp và mở rộng Google Workspace cũng gần tương tự. Người dùng có thể tích hợp với hàng ngàn ứng dụng khác thông qua API và kho ứng dụng có sẵn. Ví dụ như Trello, Asana, Salesforce,…
Do đó, cả hai đều có khả năng tích hợp sâu với hệ sinh thái ứng dụng của mình và bên thứ ba. Vì vậy, đây không phải là một yếu tố mang tính quyết định khi đặt cả hai lên bàn cân.
7. Zoho Workplace vs Google Workspace: Khả năng bảo mật
Zoho Workplace vs Google Workspace đều đặt vấn đề bảo mật lên hàng đầu.
Cả hai đều sử dụng mã hóa dữ liệu cả khi truyền và khi lưu trữ. Đồng thời, chúng còn hỗ trợ xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng cường bảo mật cho tài khoản. Các tính năng kiểm soát truy cập chi tiết và quản lý thiết bị di động cũng được trang bị. Thông qua đó, quản trị viên có thể kiểm soát và tăng cường bảo mật theo nhu cầu thực tế.
Một điểm chung khác là cả hai đều tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. Điển hình như ISO 27001, SOC 2 và GDPR. Tất cả nhằm đảm bảo dữ liệu của bạn được bảo vệ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt.
Vì vậy, bất kể lựa chọn của bạn là gì, hãy yên tâm rằng dữ liệu luôn được an toàn.
8. Zoho Workplace vs Google Workspace: Mức độ phổ biến
Như chúng tôi đã đề cập từ đầu, Google Workspace hiện có đến 3 tỷ người dùng. Trong khi đó, Zoho Workplace hiện mới cán mốc 100 triệu người dùng năm ngoái.
Dù không phổ biến bằng Google Workspace nhưng Zoho Workplace đang dần tăng trưởng. Đặc biệt là tại các thị trường như Ấn Độ, châu Á và Trung Đông. Giải pháp còn sở hữu cộng đồng trung thành và đang mở rộng phạm vi trên toàn cầu.
Trong khi đó, Google Workspace (trước đây là G Suite) được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có đến hơn 9 triệu người dùng trả phí, chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp. Thậm chí, nó còn được coi là đối thủ mà nhiều ông lớn khác tìm mọi cách để vượt qua.
Như vậy, trong cuộc đua về mức độ phổ biến, Google Workspace bỏ xa đối thủ ở một khoảng cách đáng kể.
9. Zoho Workplace vs Google Workspace: Chi phí sử dụng
Xét đến chi phí sử dụng, Zoho Workplace hiệu quả về chi phí hơn. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, gói trả phí cơ bản là Zoho Workplace Standard hiện được cung cấp với giá chỉ $3/người dùng/tháng. Gói cao cấp hơn là Zoho Workplace Professional có giá là $6/người dùng/tháng. So với Google Workspace, đây là những con số khá cạnh tranh.
Trong khi đó, phiên bản cơ bản nhất của Google Workspace là Business Starter có giá là $6/người dùng/tháng. Hai phiên bản phổ biến hơn là Standard và Plus có giá lần lượt là $12, $18/người dùng/tháng.
Tóm lại, xét về chi phí sử dụng, Zoho Workplace rõ ràng là một lựa chọn tiết kiệm hơn so với Google Workspace. Nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
10. Zoho Workplace vs Google Workspace: Bản dùng thử
Google Workspace cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 14 ngày. Trong khi đó, Zoho Workplace có thời gian dùng thử miễn phí là 15 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể đăng ký dùng thử Zoho Workplace và Google Workspace thông qua Mat Ma Technology để có thời gian trải nghiệm đến 30 ngày. Chúng tôi đang là đối tác công nghệ của Zoho, Google và Microsoft tại Việt Nam.
Là đối tác cao cấp của Google, chúng tôi cũng đang triển khai chương trình giảm phí Google Workspace độc quyền lên đến 60%. Liên hệ với chúng tôi để nhận thông tin chi tiết nhất.
11. Bảng so sánh chi tiết
Trên đây, chúng tôi đã so sánh chi tiết Zoho Workplace vs Google Workspace. Tham khảo thêm bảng tổng hợp bên dưới.
Zoho Workplace | Google Workspace | |
Bản dùng thử | 15 ngày | 14 ngày |
Các gói trả phí |
|
|
Chi phí | Từ $3/tháng | Từ $6/tháng |
Dung lượng email | Từ 30GB | Từ 30GB (dùng chung với Google Drive và Photos) |
Dung lượng lưu trữ đám mây | Từ 10GB | Từ 30GB (dùng chung với Gmail và Photos) |
Zoho Mail | Gmail | |
Lưu trữ đám mây | Zoho WorkDrive | Google Drive |
Soạn thảo văn bản | Zoho Writer | Google Docs |
Tạo bảng tính | Zoho Sheet | Google Sheets |
Tạo bài thuyết trình | Zoho Show | Google Slides |
Họp trực tuyến | Zoho Meeting | Google Meet |
Nhắn tin | Zoho Cliq | Google Chat |
Mạng nội bộ | Zoho Connect | ❌ |
Lịch | Zoho Calendar | Google Calendar |
Trang quản trị | ✔️ | ✔️ |
Phiên bản trình duyệt | ✔️ | ✔️ |
Ứng dụng trên PC | ✔️ | ❌ |
Ứng dụng di động | ✔️ | ✔️ |
12. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi so sánh Zoho Workplace vs Google Workspace.
12.1 Nền tảng nào phổ biến hơn?
Google Workspace phổ biến hơn.
12.2 Nền tảng nào dễ sử dụng hơn?
Google Workspace dễ sử dụng hơn.
12.3 Nền tảng nào phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Zoho Workplace phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ do có chi phí cạnh tranh.
12.4 Nên mua Google Workspace và Zoho Workplace ở đâu?
Tại Việt Nam, nên đăng ký Google Workspace và Zoho Workplace thông qua đối tác của hãng.
12.5 Chuyển dữ liệu từ Zoho Workplace sang Google Workspace được không?
Có. Có thể dịch chuyển dữ liệu từ Zoho Workplace sang Google Workspace. Và ngược lại.
Kết
Trên đây, chúng tôi đã so sánh chi tiết Zoho Workplace vs Google Workspace. Mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Tạm kết, Zoho Workplace nổi bật với chi phí hợp lý, dễ sử dụng và đáp ứng tốt nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Google Workspace với hệ sinh thái rộng sẽ phù với những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đang phát triển.
Khi lựa chọn một trong hai, hãy cân nhắc đến các yếu tố như quy mô, ngân sách, khả năng tích hợp. Đặc biệt, đừng quên xem xét đến nền tảng công nghệ hiện có.
Hơn hết, triển khai dùng thử để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cũng là việc nên làm.