Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế và bảo hiểm đang tận dụng công nghệ điện toán đám mây để vượt qua hai thách thức lớn của ngành: tăng hiệu quả chi phí và xây dựng hệ sinh thái y tế tự cung tự cấp.
Cụ thể, nó giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và ngày càng cá nhân hóa trong các kế hoạch chăm sóc khách hàng từ xa.
Theo báo cáo của West Monroe Partner, 35% tổ chức chăm sóc sức khỏe nắm giữ hơn 50% dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng trên đám mây. Do đó, chăm sóc sức khỏe được chứng minh là ngành đi xa nhất trong việc áp dụng đám mây (so sánh với các ngành công nghiệp khác), đặc biệt trong thời kì đại dịch Covid-19 hoành hành. Và điện toán đám mây hoàn thành nhiệm vụ này một cách xuất sắc.
1. Điện toán đám mây được sử dụng như thế nào trong chăm sóc sức khỏe hiện nay?
Về bản chất, điện toán đám mây tạo ra phần cứng dùng chung được truy cập thông qua kết nối mạng, có thể áp dụng cho các mục đích chăm sóc sức khỏe khác nhau.
Nói một cách đơn giản, giải pháp này là một công nghệ giá cả phải chăng với một số “siêu năng lực” như khả năng xử lý thông tin trong bộ dữ liệu khổng lồ nhanh chóng và chính xác.
Đó là lý do tại sao những người quản lý trong ngành chăm sóc sức khỏe hầu hết áp dụng điện toán đám mây vào các hoạt động của tổ chức. Công nghệ này có thể tạo ra toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT hợp nhất các bệnh viện, bệnh nhân, công ty bảo hiểm,… trong một hệ sinh thái thông tin duy nhất.
2. Vì sao ngành chăm sóc sức khỏe nên tận dụng công nghệ điện toán đám mây?
Chuyển sang đám mây mang lại lợi ích gấp hai lần. Nó đã được chứng minh là có lợi cho cả nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như bệnh nhân.
Về mặt kinh doanh, điện toán đám mây đã chứng minh được lợi ích trong việc cắt giảm chi phí hoạt động đồng thời cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc được cá nhân hóa và mang lại hiệu quả cao.
Bệnh nhân, những người ngày càng quen với việc cung cấp dịch vụ tức thời, cũng nhận được sự chăm sóc nhanh chóng. Đám mây cũng tăng cường sự tương tác của bệnh nhân với các kế hoạch sức khỏe của riêng họ bằng cách cho phép họ truy cập vào dữ liệu chăm sóc sức khỏe của chính họ.
Việc cá nhân hóa dữ liệu chăm sóc sức khỏe và khả năng truy cập từ xa của nó đã phá vỡ các rào cản về hạn chế vị trí địa lý hoặc khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
3. Ví dụ về việc ứng dụng điện toán đám mây vào ngành chăm sóc sức khỏe
Trong năm 2021, người dân Việt Nam được khuyến khích tải các app Sổ sức khỏe điện tử, VssID hay gần đây nhất là các app liên quan đến dịch bệnh Covid-19 như Bluezone, PC-Covid.
Hầu hết các app này đều sử dụng công nghệ đám mây để có thể triển khai hàng loạt, chứa được khối lượng dữ liệu lớn và truy cập dễ dàng không chỉ cho người dùng mà còn cho các ban quản lý trong các trường hợp cần thiết.
4. Lợi ích của điện toán đám mây trong ngành chăm sóc sức khỏe
Dưới đây là những cách mà đám mây đang ảnh hưởng đến sự hiệu quả của ngành chăm sóc sức khỏe, y tế:
4.1 Giảm chi phí
Với điện toán đám mây, các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ được giải phóng khỏi nhu cầu mua phần cứng và máy chủ đắt đỏ. Không có phí trả trước liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây. Bạn chỉ trả tiền cho những tài nguyên mà bạn thực sự sử dụng, dẫn đến tiết kiệm chi phí lớn.
Ngoài ra, điện toán đám mây còn giúp mở rộng quy mô về nguồn lực và sự quản lý dễ dàng mà vẫn kiểm soát tốt chi phí.
4.2 Dễ tương tác
Điều tuyệt vời của điện toán đám mây là khả năng trao quyền cho tất cả các bên liên quan (như bác sĩ và bệnh nhân) với dữ liệu chính xác để đưa ra quyết định phù hợp.
Khả năng tương tác nhằm mục đích thiết lập tích hợp dữ liệu trong toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, không phân biệt điểm xuất phát hoặc điểm lưu trữ. Nguồn dữ liệu bệnh nhân luôn sẵn sàng để phân phối và thu thập thông tin chi tiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập kế hoạch và chăm sóc đến khách hàng.
Điện toán đám mây cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ dàng truy cập vào dữ liệu bệnh nhân được thu thập từ nhiều nguồn, chia sẻ dữ liệu đó với các bên liên quan quan trọng và đưa ra các đơn thuốc và phác đồ điều trị kịp thời. Nó cũng làm giảm khoảng cách giữa các chuyên gia cho phép họ xem xét các trường hợp và đưa ra ý kiến của họ bất kể họ ở đâu hoặc bệnh nhân đang ở đâu.
4.3 Truy cập vào phân tích chuẩn xác
Làm việc với nguồn dữ liệu lớn (Big data) của điện toán đám mây giúp phân tích các tập dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau, đem lại độ tin cậy và độ chuẩn xác cao.
Dữ liệu chăm sóc sức khỏe là một tài sản khổng lồ. Dữ liệu bệnh nhân có liên quan từ các nguồn khác nhau có thể được đối chiếu và tính toán trên đám mây. Việc áp dụng phân tích Big data và các thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) trên dữ liệu bệnh nhân được lưu trữ trên đám mây có thể thúc đẩy nghiên cứu y khoa.
Với sức mạnh tính toán tiên tiến của đám mây, việc xử lý các tập dữ liệu lớn trở nên khả thi hơn.
4.4 Quyền sở hữu dữ liệu của bệnh nhân
Điện toán đám mây cho phép bệnh nhân kiểm soát sức khỏe của chính họ ví dụ như app Sổ sức khỏe điện tử. Nó thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân vào các quyết định liên quan đến sức khỏe của họ và dẫn đến việc đưa ra quyết định sáng suốt bằng cách hoạt động như một công cụ để giáo dục và tham gia của bệnh nhân.
Hồ sơ bệnh nhân và hình ảnh y tế có thể dễ dàng lưu trữ và truy xuất khi lưu trên đám mây. Độ tin cậy của đám mây để lưu trữ dữ liệu cao hơn. Dự phòng dữ liệu được giảm bớt khi thời gian hoạt động của hệ thống tăng lên và luôn hoạt động tốt mà không phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu nhiều hay ít.
4.5 Khả năng khám chữa bệnh từ xa
Khả năng truy cập dữ liệu từ xa có thể là lợi thế lớn nhất mà lưu trữ dữ liệu đám mây mang lại.
Sự kết hợp của điện toán đám mây với chăm sóc sức khỏe có khả năng cải thiện một số chức năng liên quan đến chăm sóc sức khỏe như y tế từ xa, kế hoạch chăm sóc sau nhập viện và thăm khám từ xa.
5. Một số hạn chế khi áp dụng điện toán đám mây vào chăm sóc sức khỏe
Tuy nhiên, việc áp dụng điện toán đám mây trong chăm sóc sức khỏe vẫn còn một số rào cản:
5.1 Sự bảo mật
Trở ngại lớn nhất đối với việc áp dụng đám mây trong chăm sóc sức khỏe là rủi ro bảo mật có thể nó. Dữ liệu bệnh nhân vốn dĩ rất nhạy cảm và dữ liệu chăm sóc sức khỏe được lưu trữ trên đám mây cần được bảo vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.
Mã hóa dữ liệu, sử dụng khóa bảo mật để truy cập và sử dụng blockchain để bảo mật dữ liệu là một số cách các tổ chức chăm sóc sức khỏe có thể đảm bảo an ninh cho dữ liệu bệnh nhân nhạy cảm được lưu trữ trên đám mây.
5.2 Tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh
Dữ liệu chăm sóc sức khỏe và các ứng dụng liên quan cần tuân thủ một số luật điều chỉnh dữ liệu như HIPAA, HITECH và GDPR. Điều này cũng mở rộng cho dữ liệu được lưu trữ trên đám mây. Đảm bảo tính tuân thủ của dữ liệu được lưu trữ trên đám mây là điều mà các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần chú ý khi chuyển sang đám mây.
Có thể nói, điện toán đám mây vẫn còn một chặng đường dài phía trước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nó kết hợp với các công nghệ đang phát triển giúp cải thiện hiệu quả và mở ra nhiều con đường hợp lý hóa việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nó làm tăng khả năng sẵn có của tài nguyên, tăng khả năng tương tác trong khi giảm chi phí. Với rất nhiều lợi ích và lập kế hoạch để vượt qua các rào cản, không có lý do gì để không sử dụng đám mây!
6. Tìm giải pháp đám mây phù hợp với ngành chăm sóc sức khỏe từ MMGROUP
MMGROUP có đủ kinh nghiệm và trải nghiệm để giúp bạn nắm bắt sức mạnh từ đám mây nhanh chóng. Chuyên gia công nghệ chúng tôi đã trải qua hơn 10 năm phục vụ khách hàng, đã tư vấn cho nhiều tổ chức y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi biết đám mây có thể giúp gì cho bạn. Chúng tôi cũng đã giúp nhiều khách hàng chuyển đổi lên đám mây thành công.
Tại MMGROUP, chúng tôi tận dụng kiến thức chuyên môn về đám mây của mình để giúp bạn tăng cường các hoạt động kinh doanh thông minh và hiệu quả.
MMGROUP là đối tác của 3 dịch vụ đám mây lớn trên thế giới của Google, Microsoft và Zoho.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi tại đây. Hãy cho chúng tôi biết chi tiết nhu cầu để tư vấn dịch vụ phù hợp cho nhu cầu kinh doanh của bạn!