Chuyển tới nội dung

Zoho CRM: Công cụ CRM mạnh mẽ giúp doanh nghiệp bứt phá

  • bởi
Khám phá Zoho CRM là gì

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự tăng trưởng không ngừng của doanh nghiệp, việc duy trì và quản lý hiệu quả mối quan hệ khách hàng đã trở thành một yếu tố quan trọng. Giữa hàng loạt các giải pháp thì Zoho CRM đứng “top” phần mềm được yêu thích nhất.

Vậy thì, Zoho CRM có sự nổi bật như thế nào về tính năng và chi phí? Cùng tìm hiểu chi tiết!

1. Tổng quan về Zoho CRM

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Zoho CRM theo các thông tin dưới đây:

1.1 Zoho CRM là gì?

Zoho CRM là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) được phát triển bởi tập đoàn Zoho. Phần mềm này được thiết lập dựa trên đám mây, giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả bán hàng, cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng năng suất làm việc.

Giao diện Zoho CRM
Giao diện Zoho CRM

1.2 Đối tượng sử dụng Zoho CRM

Zoho CRM là phần mềm quản trị quan hệ khách hàng (CRM) phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:

  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB): Zoho CRM cung cấp nhiều phiên bản phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tăng hiệu quả hoạt động, cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng doanh thu.
  • Doanh nghiệp lớn: Zoho CRM cung cấp các gói cao cấp với nhiều tính năng phù hợp với doanh nghiệp lớn. Trong đó có cả ngành công nghiệp dịch vụ. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng Zoho CRM với ứng dụng khác để tạo nên giải pháp toàn diện.

Ngoài ra, Zoho CRM phù hợp với một số đối tượng khác như:

  • Nhân viên kinh doanh: Giúp bạn quản lý bán hàng, theo dõi tiến độ và cải thiện hiệu quả bán hàng.
  • Nhân viên marketing: Giúp quản lý các chiến dịch marketing, theo dõi hiệu quả và tổng hợp danh sách khách hàng tiềm năng.
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng: Giúp cho đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng quản lý toàn bộ thông tin. Đồng thời, giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.

1.3 Lịch sử phát triển Zoho CRM

Zoho CRM được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2005. Tích hợp một vài các tính năng cơ bản như quản lý liên hệ, quản lý khách hàng tiềm năng và theo dõi giao dịch…

Theo từng giai đoạn phát triển, Zoho CRM tiếp tục tích hợp thêm vài tính năng khác như:

2006 – 2008: Bổ sung thêm tính năng mới như quản lý dự án, dịch vụ khách hàng và marketing.

2009 – 2012: Tập trung vào phát triển các tính năng nâng cao như tích hợp với các ứng dụng khác, báo cáo và phân tích dữ liệu, kinh tế…

2013 – đến nay: Zoho CRM liên tục cập nhật các tính năng mới nhất theo xu hướng công nghệ như trí tuệ nhân tạo, chatbot và tự động hóa.

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, Zoho CRM cam kết liên tục phát triển và đổi mới. Đồng thời nâng cao tính bảo mật cho dữ liệu trên điện toán đám mây.

2. Các tính năng của Zoho CRM

Zoho CRM cung cấp nhiều tính năng phong phú và đa dạng giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các mối quan hệ khách hàng, bao gồm:

2.1 Tự động hoá lực lượng bán hàng

Zoho CRM hỗ trợ người dùng trong việc tạo, sắp xếp và quản lý khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau như website, chatbot, mạng xã hội… Đặc biệt hơn, Zoho CRM còn nhận diện được khách hàng tiềm năng bằng thang điểm. Từ đó, giúp bạn tiếp cận đúng người, đúng thời điểm.

Một số các yếu tố liên quan đến sự quản lý giao dịch, giao diện của Zoho CRM sẽ thể hiện chi tiết theo từng giai đoạn. Giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về công nghệ tài chính cũng như doanh thu dự kiến.

Với khả năng giao tiếp đa kênh, Zoho CRM hỗ trợ người dùng có thể quản lý liên hệ một cách toàn diện. Bạn có thể xem được email, tin nhắn, và quản lý tất cả thông tin liên lạc từ CRM.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết lập các quy tắc Workflow, để tự động hóa tất cả các nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như Zoho CRM tích hợp các hành động định sẵn như gửi email, lập lịch thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, bạn cũng có thể xâu chuỗi nhiều quy tắc trong một workflow.

2.2 Quản lý tiến trình

Blueprint trong Zoho CRM là một tính năng giúp bạn tự động hóa các quy trình bán hàng và dịch vụ khách hàng. Với Blueprint, bạn có thể tích hợp mọi giai đoạn của các quy trình bán hàng vào CRM.

Quy trình phê duyệt, quy tắc xác nhận cũng được tích hợp trong Zoho CRM. Hỗ trợ cho người quản lý có thể chứng thực mọi dữ liệu trước khi “công bố”…

Zoho CRM còn tích hợp khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Vậy nên việc thiết lập quy tắc phân công là cần thiết hơn hết. Bước đầu, Zoho CRM sẽ giúp bạn lọc các khách hàng tiềm năng. Sau đó, phân công khách hàng đến đúng đối tượng nhân viên kinh doanh.

Ngoài ra, Zoho CRM hỗ trợ trích xuất các thông tin từ email để đơn giản hóa quá trình tạo đơn hàng cũng như thu thập thông tin.

Quản lý tiến trình trong Zoho CRM
Quản lý tiến trình trong Zoho CRM

2.3 Bán hàng đa kênh

Chỉ trong giao diện Zoho CRM, bạn có thể kết nối với khách hàng qua nhiều kênh. Chẳng hạn như:

  • Người dùng có thể chuyển email của khách hàng từ hộp thư đến vào Zoho CRM.
  • Zoho CRM tích hợp Phonebridge cho phép bạn kết nối với hơn 50 ứng dụng tổng đài. Hỗ trợ ghi lại thông tin và nhật ký cuộc gọi.
  • Bạn có thể kết nối Zoho CRM với tài khoản mạng xã hội khác như: Facebook, Twitter, LinkedIn và Instagram… Việc này giúp bạn có thể tương tác nhanh chóng với khách hàng ngay trên giao diện Zoho CRM.
  • Trong Zoho CRM, bạn cũng có thể tích hợp phần mềm live chat. Hỗ trợ bạn trò chuyện trực tiếp với khách hàng trên website hoặc ứng dụng di động.

Ngoài ra, Zoho CRM cũng còn tích hợp một số các chức năng khác cho người dùng như:

  • Cổng thông tin tự phục vụ: Cho phép khách hàng truy cập vào các thông tin và dịch vụ hỗ trợ mà không cần liên hệ trực tiếp với nhân viên kinh doanh.
  • Hội thảo qua web: Mời khách hàng tiềm năng tham gia buổi thuyết trình trực tuyến, hội thảo qua web.
  • Thông báo theo thời gian thực: Nhận thông báo theo thời gian thực đối với mọi tương tác khách hàng.

2.4 Phân tích dữ liệu

Zoho CRM tích hợp hàng loạt tính năng cơ bản cho đến nâng cao để phân tích dữ liệu. Cụ thể như sau:

Phân tích dữ liệu chuyên sâu
Phân tích dữ liệu chuyên sâu
  • Thông tin chi tiết về giao dịch
  • Thống kê hoạt động
  • Phân tích email

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo bảng chỉ số tùy chỉnh với widget phân tích bán hàng như: biểu đồ, thước đo mục tiêu, KPI và phễu bán hàng…

2.5 Hỗ trợ bán hàng

Tính năng tích hợp của Zoho CRM với bộ ứng dụng Zoho Finance hỗ trợ cho bạn có thể tạo báo giá, bán hàng, hoặc đơn đặt hàng ngay từ Zoho CRM.

Ngoài ra, để quản lý công nghệ thông tin, mối quan hệ đối tác thì bạn có thể sử dụng tính năng cổng thông tin. Trong giao diện này, bạn có thể tạo và thêm các thông tin đối tác cũng như nhà cung cấp.

Hơn thế nữa, Zoho CRM cũng hỗ trợ bạn tích hợp với giải pháp Google Workspace và Microsoft 365. Nhờ đó, bạn có thể đồng bộ dữ liệu liền mạch giữa ứng dụng và hệ thống.

2.6 Quản lý hiệu suất

Zoho CRM cung cấp nhiều tính năng quản lý hiệu suất giúp bạn theo dõi và cải thiện hiệu quả bán hàng của đội ngũ, bao gồm:
Dự báo doanh số: Sử dụng dữ liệu lịch sử bán hàng và các yếu tố khác để dự đoán doanh thu.
Quản lý khu vực: Xem doanh thu từ nhiều khu vực, đại lý khác nhau. Đồng thời hỗ trợ 1uản lý quan hệ nhà cung cấp.
Dự đoán dựa trên AI: Zia là tính năng AI được tích hợp trong tất cả các ứng dụng của Zoho. Hỗ trợ dự báo doanh số trong tương lai.

2.7 Doanh số dự đoán

Dự đoán doanh số
Dự đoán doanh số

Dự đoán doanh số là tính năng kết hợp với trí tuệ nhân tạo Zia. Zia sẽ tự động tính toán dựa trên các dữ liệu mà người dùng đã nhập trên hệ thống. Cụ thể như sau:

Zia có thể theo dõi tất cả các số liệu về hiệu suất, báo cáo, bảng chỉ số. Ngoài ra Zia còn có thể phát hiện ra những sai lệch và dự đoán được sự bất thường về thị trường tài chính. Sau đó thông báo đến người dùng.

Thiết lập tự động hóa macro với Zia là bạn sẽ thiết lập một quy trình. Sau đó Zia sẽ đưa ra các đề xuất macro tùy biến để tự động hóa các nhiệm vụ. Việc này giúp bạn làm việc nhanh hơn, giảm thiểu các công việc thủ công.

Làm giàu dữ liệu là tính năng mà Zia sẽ tự động thu thập dữ liệu dựa trên email, tên tổ chức, hoặc website. Tính năng này hỗ trợ bạn hoàn thiện hồ sơ và có được thông tin chi tiết nhất.

Ngoài ra, Zia cũng có thể dự báo thời điểm thích hợp để liên hệ với khách hàng, nhằm tăng tỷ lệ phản hồi.

2.8 Tự động hoá tiếp thị

Mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau, vậy nên việc phân khúc thị trường sẽ giúp bạn có cách tiếp cận riêng. Từ đó, tạo nên hành trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Với Zoho CRM, người dùng có thể thiết lập quy trình tự động hóa tiếp thị bằng cách phân khúc khách hàng. Sau đó, tiếp tục nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và đánh giá hiệu suất trong Google Ads.

2.9 Cộng tác nhóm

Zoho CRM tổng hợp các tính năng cộng tác hỗ trợ cho việc kết nối và liên hệ với khách hàng. Giao diện trên Zoho CRM sẽ có các tính năng như sau:

Cộng tác nhóm trao đổi thông tin
Cộng tác nhóm trao đổi thông tin
  • Bảng tin: Tổng hợp các liên hệ, giao dịch của khách hàng.
  • Chat: Khung trò chuyện, bạn cũng có thể tạo các Chatbot tự động.
  • Ghi chú: Thêm ghi chú để theo dõi các đơn bán hàng.
  • Thẻ: Gắn tên các thành viên để liên hệ.
  • Nhóm: Tạo các nhóm khác nhau dựa trên chuyên môn.
  • Quản lý dự án: Quản lý chung các thông tin về một dự án.

2.10 Sử dụng App di động

Bên cạnh việc sử dụng trên trình duyệt, bạn còn có thể sử dụng Zoho CRM trên ứng dụng dành cho thiết bị di động.

Sử dụng linh hoạt trên các ứng dụng di động
Sử dụng linh hoạt trên các ứng dụng di động

2.10.1 App Zoho CRM

Bạn có thể tải ứng dụng Zoho CRM trên thiết bị di động ở App Store hoặc Google Play. Sau đó người dùng chỉ cần đăng nhập tài khoản và sử dụng như bình thường.

2.10.2 App Card Scanner

Card Scanner là ứng dụng quét danh thiếp được phát triển bởi Zoho. Ứng dụng này giúp bạn scan danh thiếp giấy. Sau đó, sẽ tự động lưu lại trên ứng dụng Zoho CRM. Nhờ đó, bạn có thể quản lý thông tin khách hàng, hoặc thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp.

2.10.3 App CRM Analytics

Analytics Mobile trong Zoho CRM là một ứng dụng di động cho phép bạn theo dõi KPI và phân tích hiệu suất bán hàng… Bạn có thể tải ứng dụng này trên App Store hoặc Google Play.

2.11 Tính năng bảo mật

Zoho CRM tích hợp hệ thống bảo mật tiên tiến, hỗ trợ cho việc kiểm soát chi tiết như: vai trò, hồ sơ và nhóm…

Đặc biệt, Zoho CRM tuân thủ theo HIPAA, GDPR trong việc lưu trữ, xử lý và bảo vệ dữ liệu. Người dùng hoàn toàn có thể yên tâm với các dữ liệu được lưu trên hệ thống.

2.12 Nền tảng cho nhà phát triển

Zoho CRM không chỉ hướng đến các tính năng có sẵn mà còn tích hợp thêm các ứng dụng cho nhà phát triển. Người dùng có thể kết hợp công cụ mã nguồn ngắn (low-code) và mã nguồn dài (pro-code) để tạo ra các tính năng tùy chỉnh. Phù hợp với giao diện cho web và thiết bị di động.

3. Zoho CRM có miễn phí không?

Zoho CRM triển khai nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó có cả phiên bản miễn phí và có phí. Cụ thể như sau:

3.1 Phiên bản Zoho CRM miễn phí

Zoho CRM hỗ trợ phiên bản miễn phí, để người dùng có thể trải nghiệm nền tảng, ứng dụng trước khi quyết định “xuống tiền” trong doanh nghiệp.
Số lượng người dùng: 3 người dùng

Một số tính năng cơ bản của Zoho CRM Miễn phí là:

  • Khách hàng tiềm năng
  • Nhiệm vụ, sự kiện, nhật ký cuộc gọi và ghi chú
  • Chế độ xem CRM
  • Bộ lọc nâng cao
  • Tích hợp mẫu Email Marketing
  • Tùy chỉnh trang
  • Quy tắc workflow
  • Báo cáo tiêu chuẩn

3.2 Các gói giá Zoho CRM bản có phí

Ở phiên bản có phí, giải pháp Zoho CRM tích hợp nhiều phiên bản khác nhau. Doanh nghiệp có thể chọn lựa tùy thuộc vào quy mô.

Dưới đây là bảng giá và tính năng của Zoho CRM cho doanh nghiệp từ Zoho.

Phiên bản Chi phí Tính năng
GÓI STANDARD 14$/người dùng/năm Mọi thứ có trong gói MIỄN PHÍ, cộng thêm:

  • Quy tắc chấm điểm
  • Workflow
  • Nhiều quy trình
  • Email hàng loạt
  • Bảng chỉ số tùy chỉnh
  • Canvas (1 chế độ xem/tổ chức)
GÓI PROFESSIONAL 23$/người dùng/năm Mọi thứ có trong gói STANDARD, cộng thêm: 

  • SalesSignals
  • Blueprint
  • Biểu mẫu Web-to-Case
  • Biểu mẫu web-to-case
  • Quy tắc xác nhận
  • Quản lý hàng tồn kho
  • Canvas (3 chế độ xem/tổ chức)
GÓI ENTERPRISE 40$/người dùng/năm Mọi thứ có trong gói PROFESSIONAL, cộng thêm:
Zia AI

  • CommandCenter
  • Cổng thông tin nhiều người dùng
  • Tùy chỉnh nâng cao
  • SDK di động MDM
  • Canvas (5 chế độ xem/mô-đun)
GÓI ULTIMATE 52$/người dùng/năm Mọi thứ có trong gói ENTERPRISE, cộng thêm: 

  • BI nâng cao – đi kèm với Zoho Analytics
  • Giới hạn tính năng nâng cao
  • Bản dùng thử 30 ngày
  • Canvas (25 chế độ xem/mô-đun)

4. Các tính năng cơ bản Zoho CRM dành cho người dùng

Dưới đây là các tính năng cốt lõi trong Zoho CRM dành cho người dùng.

4.1 Phối hợp hành trình AI BI

Zoho CRM tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và Business Intelligence (BI) để hỗ trợ người dùng phối hợp hành trình khách hàng hiệu quả hơn. Các tính năng nổi bật bao gồm:

  • Dự báo doanh số: Dự đoán chính xác doanh số tiềm năng dựa trên dữ liệu lịch sử mua hàng.
  • Gợi ý thông minh: Gợi ý cách tiếp cận phù hợp cho từng khách hàng dựa trên phân tích hồ sơ dữ liệu.
  • Tự động hóa quy trình: Tự động hóa các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại. Giúp hệ thống quản lý lực lượng bán hàng toàn diện.

4.2 Quản lý khách hàng tiềm năng

Zoho CRM giúp bạn theo dõi và quản lý các khách hàng tiềm năng ở mọi giai đoạn. Cụ thể như:

Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng từ nhiều nguồn như website, email, mạng xã hội… Phân loại khách hàng tiềm năng dựa trên nhiều yếu tố.

Ngoài ra, bạn có thể kết nối khách hàng bằng cách gửi email, gọi điện thoại và trò chuyện… Đồng thời, nuôi dưỡng khách hàng và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.

4.3 Quản lý giao dịch

Giao diện Zoho CRM tích hợp đầy đủ mọi tính năng cho việc quản lý giao dịch. Từ việc tạo báo giá và quản lý đơn hàng, theo dõi tiến độ giao dịch và quản lý thanh toán.

Có thể thấy, việc theo dõi giai đoạn của giao dịch sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội. Từ đó liên hệ với khách hàng vào đúng thời điểm.

4.4 Tự động hóa quy trình công việc

Zoho CRM cũng cho phép bạn thiết lập tự động hóa các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại như tạo báo cáo, gửi email… Việc này giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian và tùy chỉnh công việc sao cho hợp lý.

4.5 Canvas

Canvas trong Zoho CRM là công cụ giúp bạn tùy chỉnh trong việc thiết kế các ứng dụng. Bạn chỉ cần triển khai các ứng dụng bằng các thao tác kéo và thả đơn giản.

Với tính năng này, bạn hoàn toàn có thể cài đặt ứng dụng từ các mẫu có sẵn hoặc sử dụng các thao tác tin học cơ bản. Không cần sử dụng mã code hoặc ngôn ngữ lập trình chuyên dụng.

Thiết kế giao diện với ứng dụng Canvas
Thiết kế giao diện với ứng dụng Canvas

4.6 Blueprint

Bằng tính năng Blueprint, bạn có thể thiết kế và quản lý quy trình bán hàng hiệu quả như:

  • Phân chia quy trình bán hàng theo từng giai đoạn
  • Xác định các hoạt động cần thực hiện
  • Tạo quy trình tự động hóa cho các tác vụ
  • Theo dõi hiệu quả quy trình bán hàng

4.7 SDK cho web và di động

SDK là tính năng cho phép bạn có thể xây dựng giao diện web tùy chỉnh và thiết lập vào giao diện chính. Việc này hỗ trợ bạn có thể tạo giao diện người dùng phù hợp với nhu cầu và thương hiệu.

Từng bước sử dụng tính năng này cũng sẽ rất đơn giản. Người dùng chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn từ Zoho CRM.

5. Các tính năng Zoho CRM dành cho nhà quản trị

Đối với vai trò quản trị viên, trong Zoho CRM bạn có thể sử dụng các tính năng như sau:

giao diện quản trị viên Zoho CRM
Giao diện thiết lập cài đặt dành cho quản trị viên 

5.1 Thiết lập tài khoản tổ chức

Bạn có thể thiết lập tài khoản bằng cách cài đặt các yếu tố như sau:

  • Thêm logo và thông tin công ty
  • Thiết lập ngôn ngữ và múi giờ phù hợp.
  • Cấu hình các kênh bán hàng như: điện thoại, email, mạng xã hội
  • Phân loại các khách hàng tiềm năng
  • Tạo các trường tùy chỉnh vào CRM.
  • Nhập dữ liệu khách hàng hiện có vào CRM

5.2 Bảo mật tài khoản CRM

Một số các tính năng bảo mật mà quản trị viên cần thiết lập là:

  • Thiết lập xác thực hai yếu tố tăng cường bảo mật cho tài khoản.
  • Hạn chế truy cập CRM vào các địa chỉ IP cụ thể
  • Quản lý mật khẩu người dùng
  • Theo dõi các hoạt động của người dùng trong CRM.
  • Sao lưu và khôi phục dữ liệu thường xuyên

5.3 Quản lý người dùng, vai trò và quyền

Trong giao diện quản lý người dùng, quản trị viên có thể:

  • Thêm và xóa người dùng
  • Tạo vai trò và quyền phù hợp
  • Chia người dùng thành các nhóm để dễ dàng quản lý.
  • Theo dõi hoạt động của người dùng trong CRM

Việc tận dụng các tính năng có sẵn sẽ giúp bạn quản lý người dùng dễ dàng hơn. Từ đó giúp bảo mật thông tin chặt chẽ.

5.4 Tùy chỉnh tài khoản

Tùy chỉnh tài khoản trong Zoho CRM cho phép bạn điều chỉnh giao diện và chức năng phù hợp với nhu cầu.

  • Thiết lập giao diện phù hợp với thương hiệu.
  • Thêm các trường tùy chỉnh, tính năng.
  • Tạo các biểu mẫu thu thập dữ liệu từ khách hàng
  • Thiết lập quy trình làm việc tự động
  • Phát triển các tiện ích bổ sung vào CRM.

5.5 Tự động hóa quy trình kinh doanh

Với vai trò là admin, bạn có thể thiết lập các quy trình kinh doanh thông minh như:

  • Tạo quy trình làm việc tự động
  • Cài đặt gửi email tự động
  • Cập nhật dữ liệu CRM tự động từ các nguồn khác.
  • Gán nhiệm vụ cho nhân viên tự động.
  • Xác định các quy tắc để tự động hóa các hoạt động trong CRM.
Thiết lập bố cục cho mọi quy trình
Thiết lập bố cục cho mọi quy trình

5.6 Quản lý dữ liệu CRM

Một số các tính năng cho việc quản lý dữ liệu CRM đó là:

  • Nhập dữ liệu khách hàng hiện có vào CRM.
  • Xuất dữ liệu CRM sang các định dạng khác nhau.
  • Sao lưu, bảo vệ dữ liệu CRM
  • Cài đặt khôi phục dữ liệu đã bị mất.
  • Xóa dữ liệu không cần thiết khỏi CRM

5.7 Quản lý các phiên bản đăng ký

Bên cạnh việc quản trị các tính năng, quản trị viên có thể quản lý chung các phiên bản người dùng. Bạn có thể xem được thời gian khả dụng để gia hạn đăng ký hoặc hủy đăng ký tùy thuộc vào nhu cầu phát triển.

6. Hệ sinh thái của Zoho hỗ trợ Zoho CRM như thế nào?

Zoho CRM tích hợp mạnh mẽ với Zoho SalesIQ
Zoho CRM tích hợp mạnh mẽ với Zoho SalesIQ

Hệ sinh thái Zoho đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ CRM, tạo thành luồng dữ liệu thống nhất.

Bạn có thể kết hợp dùng các công cụ ứng dụng khác để quản lý các hoạt động kinh doanh. Một số ứng dụng cơ bản thường được kết hợp sử dụng Zoho CRM là:

  • Zoho SalesIQ: Theo dõi hành vi của khách truy cập website và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.
  • Zoho Projects: Quản lý dự án và cộng tác nhóm để hoàn thành các đơn hàng.
  • Zoho Books: Quản lý kinh tế tài chính và theo dõi hiệu quả hoạt động.
  • Zoho Inventory: Theo dõi hàng tồn kho, quản lý đơn hàng và chuỗi cung ứng.

7. Hướng dẫn thiết lập Zoho CRM

Dưới đây sẽ là từng bước thiết lập tài khoản Zoho CRM

Bước 1: Đăng ký tài khoản Zoho CRM

Zoho CRM là phần mềm dưới dạng dịch vụ, có triển khai các phiên bản dùng thử miễn phí. Bạn có thể đăng ký trực tiếp từ hãng hoặc thông qua đối tác Mật Mã bằng đường link này.

Nhập thông tin cá nhân và địa chỉ email của bạn và chọn Đăng nhập. Tiếp tục Zoho sẽ từng bước xác nhận đăng ký và xác minh tài khoản. Bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn của Zoho.

Đăng ký sử dụng trải nghiệm phiên bản miễn phí
Đăng ký trải nghiệm phiên bản miễn phí

Bước 2: Cấu hình Zoho CRM

Trong giao diện Zoho CRM, bạn có thể thiết lập một vài các tùy chọn từ menu như:

Cấu hình các tùy chọn chung: ngôn ngữ, múi giờ, định dạng ngày giờ, v.v.

Cấu hình các tùy chọn liên quan đến bán hàng:

  • Quy trình bán hàng,
  • Sản phẩm,
  • Dịch vụ

Cấu hình các tùy liên quan đến khách hàng như thông tin khách hàng, nhóm khách hàng…

Cấu hình các tùy chọn liên quan đến người dùng như vai trò, quyền hạn….

Cấu hình hệ thống CRM trong Zoho
Cấu hình hệ thống CRM trong Zoho

Bước 3: Nhập dữ liệu

Bạn có thể nhập dữ liệu thủ công hoặc nhập bằng file CSV.

Để nhập dữ liệu thủ công, nhấp vào Thêm mới trong từng module (ví dụ: danh sách khách hàng, địa chỉ liên lạc…)

Để nhập dữ liệu bằng file CSV, nhấp vào Nhập trong từng module.Chọn file CSV và định dạng dữ liệu phù hợp và bắt đầu quá trình nhập dữ liệu

Nhập dữ liệu vào hệ thống
Nhập dữ liệu vào hệ thống

Bước 4: Bắt đầu sử dụng Zoho CRM

Sau khi đã hoàn tất cài đặt và nhập dữ liệu, bạn có thể bắt đầu sử dụng Zoho CRM để quản lý hoạt động bán hàng của doanh nghiệp.

8. Sự khác biệt giữa Zoho CRM và Zoho CRM Plus

Zoho CRM và Zoho CRM Plus là hai phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được cung cấp bởi Zoho. Tuy nhiên, giữa hai phiên bản này có một số điểm khác biệt.

So sánh hai nền tảng quản lý quan hệ khách hàng của Zoho
So sánh hai nền tảng quản lý quan hệ khách hàng của Zoho

8.1 Về tính năng

Zoho CRM Plus là nền tảng trải nghiệm hợp nhất. Cụ thể, trong Zoho CRM Plus tích hợp 9 ứng dụng của cốt lõi của Zoho. Ví dụ như Zoho Social, hỗ trợ quản lý các nội dung truyền thông đại chúng.

Còn Zoho CRM là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Chức năng cốt lõi của Zoho CRM là tập trung vào các nhóm bán hàng, hỗ trợ quản lý, xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

8.2 Về đối tượng sử dụng

So sánh về đối tượng sử dụng thì Zoho CRM phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới bắt đầu sử dụng CRM.

Zoho CRM Plus sẽ phù hợp với cho doanh nghiệp lớn hơn với nhu cầu quản lý toàn diện về bán hàng, tiếp thị, dịch vụ khách hàng, dự án, mạng xã hội…

8.3 Về chi phí

Zoho CRM được triển khai thành 4 gói khác nhau. Phù hợp cho mọi quy mô doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Còn Zoho CRM Plus chỉ có 1 phiên bản.

Nếu so sánh về chi phí thì Zoho CRM Plus có chi phí cao hơn. Tuy nhiên, Zoho CRM Plus lại tích hợp nhiều ứng dụng, không chỉ là CRM. Chẳng hạn như ứng dụng dịch vụ mạng xã hội, quản lý tác vụ…

Vậy nên, để chọn lựa người dùng cần xác định rõ nhu cầu sử dụng và chi phí. Việc chọn lựa đúng giải pháp sẽ giúp bạn tối ưu được hiệu suất. Đồng thời tiết kiệm chi phí đáng kể.

9. So sánh Zoho CRM với các công cụ CRM khác

Dưới đây là những thông tin chi tiết về việc so sánh Zoho CRM với các công cụ CRM khác. Việc này giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về các tính năng của phần mềm CRM hiện có trên thị trường.

9.1 Zoho CRM với Salesforce

Zoho CRM với Salesforce đều là 2 phần mềm CRM nổi tiếng nhất hiện nay. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai phần mềm như sau:

So sánh Zoho CRM vs Salesforce
Zoho CRM vs Salesforce
Zoho CRM Salesforce
Dễ sử dụng Dễ sử dụng hơn Cần nhiều thời gian để làm quen với giao diện
Tính năng Cung cấp đầy đủ tính năng CRM cơ bản và nâng cao Cung cấp nhiều tính năng cao cấp
Tùy chỉnh
Tích hợp Tích hợp mạnh mẽ với ứng dụng Zoho và bên thứ ba Tích hợp mạnh mẽ với ứng dụng bên thứ ba
Hỗ trợ khách hàng
Chi phí Thấp hơn Cao hơn
Trí tuệ nhân tạo Zia  AI Einstein
Báo cáo và phân tích

Cả 2 phần mềm hiện tại đều triển khai các phiên bản sử dụng miễn phí. Người dùng có thể trải nghiệm trước khi chọn lựa.

9.2 Zoho CRM với Microsoft Dynamics

Microsoft Dynamics là bộ giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP) và quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được phát triển bởi Microsoft.

So sánh Zoho CRM với Microsoft Dynamics
So sánh Zoho CRM với Microsoft Dynamics

Nếu so sánh về tính năng thì Zoho CRM vs Microsoft Dynamics có nhiều điểm nổi bật:

Zoho CRM Microsoft Dynamics
Quản lý khách hàng
Quản lý dự án Cung cấp công cụ cơ bản, nâng cao Cung cấp công cụ mạnh mẽ, tùy chỉnh
Báo cáo và phân tích
Tính năng Cơ bản và nâng cao Cao cấp và chuyên sâu
Gói dịch vụ Nhiều gói dịch vụ phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp Gói dịch vụ đa dạng, tập trung vào doanh nghiệp lớn
Dễ sử dụng Dễ sử dụng hơn Khó sử dụng hơn, cần thời gian đào tạo
Tùy chỉnh
Tích hợp
Hỗ trợ

Nhìn chung, Zoho CRM ưu điểm nổi bật về giá cả phù hợp, dễ sử dụng và đầy đủ tính năng cơ bản đến nâng cao. Còn Microsoft Dynamics sẽ phù thuộc với các tính năng chuyên sâu cho doanh nghiệp lớn.

9.3 Zoho CRM với Hubspot

HubSpot cũng là một trong những cái tên nổi bật khi nhắc đến các phần mềm CRM. Dưới đây sẽ là các sự khác biệt về tính năng giữa 2 phần mềm.

So sánh Zoho CRM với Hubspot
So sánh Zoho CRM với Hubspot
Zoho CRM Hubspot
Quản lý dự án
Giao diện Trực quan, dễ sử dụng Cần thời gian để tìm hiểu
Khả năng tùy chỉnh
Khả năng tích hợp
Chi phí Chi phí thấp Chi phí cao
Phiên bản dùng miễn phí    
Quy tắc cấu hình
Trực quan hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị
Phân đoạn dữ liệu
Dự báo dữ liệu

Trên đây là các thông tin so sánh Zoho CRM với Hubspot dựa trên trải nghiệm của người dùng. Bạn có thể tham khảo và cân nhắc trước khi triển khai phần mềm CRM cho doanh nghiệp của mình.

10. Các câu hỏi thường gặp khi sử dụng Zoho CRM

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp về Zoho CRM

10.1 Zoho CRM dùng để làm gì?

Zoho CRM là phần mềm cung cấp các tính năng cốt lõi để quản lý thông tin khách hàng như:

  • Tạo báo giá
  • Quản lý đơn hàng
  • Quản lý tài chính
  • Quản lý thông tin khách hàng
  • ….

10.2 Zoho CRM phù hợp nhất với ai?

Zoho CRM thiết kế nhiều phiên bản phù hợp cho mọi mô hình doanh nghiệp. Từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các doanh nghiệp lớn.

10.3 Zoho CRM hoạt động như thế nào?

Zoho CRM hoạt động như một trung tâm dữ liệu tập trung cho tất cả thông tin liên quan đến khách hàng. Nó giúp bạn quản lý hiệu quả các hoạt động bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng bằng một loạt các tính năng mạnh mẽ.

10.4 Có bao nhiêu công ty sử dụng Zoho CRM?

Theo các thông tin thống kê, có hơn 250.000 doanh nghiệp đã và đang sử dụng Zoho CRM cho doanh nghiệp.

10.5 Sự khác biệt giữa Zoho One và Zoho CRM là gì?

Zoho One là phần mềm tích hợp hơn 40 ứng dụng của Zoho, trong đó có Zoho CRM. Còn Zoho CRM phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Tích hợp các tính năng cốt lõi để quản lý thông tin khách hàng.

10.6 Zoho có cung cấp phần mềm CRM miễn phí không?

Zoho CRM có phiên bản sử dụng miễn phí. Bạn có thể đăng ký trực tiếp từ hãng hoặc thông qua đối tác như Mật Mã.

Kết luận

Với các tính năng nổi bật được tích hợp thì Zoho CRM xứng đáng với danh hiệu phần mềm CRM được yêu thích nhất thế giới. Hơn thế nữa, việc tích hợp Zoho CRM sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao doanh số bán hàng và cải thiện việc kinh doanh.
 

Nguyễn Trần Ka Thy

"Tôi thích khám phá công nghệ, vì nó giúp tôi mở rộng tầm nhìn và học hỏi những điều mới."

hotline icon