Chuyển tới nội dung

Chiến lược Digital Marketing | Chìa khóa bứt phá doanh thu trong kỷ nguyên số

chiến lược Digital Marketing

Theo nghiên cứu của Hubspot, xây dựng chiến lược Digital Marketing là “công đoạn” được hơn 87% doanh nghiệp lớn nhỏ trên toàn cầu ưu tiên triển khai. Thậm chí, 73% trong số đó cho biết họ có dự định tăng thêm ngân sách cho Digital Marketing.

Nguyên do xuất phát từ đâu? Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, sự phổ biến của các thiết bị điện tử như smartphone, tablet, laptop,… đã thay đổi cách chúng ta tiếp cận thông tin, tương tác và mua sắm. Rõ ràng, điều này khiến cho Digital Marketing có nhiều “đất diễn” hơn.

Vậy thì, chiến lược Digital Marketing là gì? Có những loại chiến lược Digital Marketing nào? Quy trình lập chiến lược Digital Marketing? Trong bài viết, MAT MA TECHNOLOGY đã tổng hợp đầy đủ mọi thông tin.

1. Chiến lược Digital Marketing là gì?

Trước khi đi vào khái niệm chiến lược Digital Marketing, chúng tôi bắt đầu trước với khái niệm Digital Marketing.

Digital Marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số. Digital Marketing là hình thức tiếp thị sử dụng các kênh trực tuyến để kết nối với khách hàng tiềm năng; thông qua đó để thúc đẩy họ mua hàng hoặc thực hiện hành động mong muốn. Các kênh phổ biến gồm website, mạng xã hội, email, công cụ tìm kiếm, quảng cáo trực tuyến, v.v.

Chiến lược Digital Marketing là một kế hoạch chi tiết. Kế hoạch đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng mục tiêu, ngân sách, thời gian, kênh tiếp thị và nhiều yếu tố khác.

Hay nói cách khác, chiến lược Digital Marketing là một tập hợp các hành động được lên kế hoạch thực hiện trực tuyến nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh cụ thể.

2. Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Digital Marketing?

Không giống các phương pháp marketing truyền thống, chiến lược Digital Marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các kênh trực tuyến. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và dễ dàng đo lường kết quả.

chiến lược digital marketing cho doanh nghiệp
Lý do vì sao doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược Digital Marketing

2.1 Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Internet đã xóa nhòa mọi ranh giới địa lý, tháo gỡ giới hạn mà nhiều doanh nghiệp từng đối mặt. Ngày này, với chiến lược Digital Marketing bài bản, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới, mở rộng thị trường và gia tăng cơ hội kinh doanh.

Nhờ sự hỗ trợ của công cụ digital marketing, doanh nghiệp thậm chí còn có thể tiếp cận khách hàng dựa trên sở thích, hành vi, đặc điểm nhân khẩu học cụ thể, v.v. Từ đó, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả của các chiến dịch marketing và thu hút đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

2.2 Tăng cường nhận diện thương hiệu

Kỷ nguyên số là thời đại của thương hiệu. Và chiến lược Digital Marketing chính là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu hiệu quả.

Doanh nghiệp có thể sử dụng đa dạng kênh tiếp thị số như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến,… để tăng độ hiện diện của thương hiệu, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, việc doanh nghiệp thường xuyên cung cấp thông tin hữu ích và tương tác trực tiếp với khách hàng trên các kênh trực tuyến còn giúp xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng, từ đó gia tăng sự gắn kết và lòng trung thành với thương hiệu.

2.3 Tăng khả năng tương tác với khách hàng

Chiến lược Digital Marketing giúp doanh nghiệp kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng hiệu quả hơn so với các phương pháp marketing truyền thống. Doanh nghiệp có thể giải đáp thắc mắc, hỗ trợ khách hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ thông qua các kênh trực tuyến như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,…

Hơn nữa, Digital Marketing còn giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng. Đây là nguồn dữ liệu giá trị để cải thiện sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng trực tuyến để kết nối với khách hàng, tạo sân chơi chung để họ chia sẻ sở thích, thảo luận về sản phẩm và dịch vụ.

2.4 Tối ưu hóa chi phí tiếp thị

So với các phương pháp marketing truyền thống, chiến lược Digital Marketing thường có chi phí thấp hơn.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing thông qua các công cụ phân tích. Từ đó, họ có thể có phương án tối ưu hoặc điều chỉnh chi phí kịp thời.

Song song với đó, chiến lược Digital Marketing thường nhắm đến khách hàng mục tiêu chính xác, giúp tránh lãng phí chi phí tiếp thị.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng các kênh Digital Marketing miễn phí như mạng xã hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không tốn chi phí.

2.5 Đo lường và phân tích hiệu quả dễ dàng

Một trong những ưu điểm nổi bật của Digital Marketing là khả năng đo lường và phân tích hiệu quả chính xác. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing theo từng kênh hoặc từng hoạt động.

Thông qua kết quả đo được, doanh nghiệp có thể đánh giá kết quả chiến dịch. Bao gồm từ lượt truy cập, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi cho đến doanh số bán hàng. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả của các hoạt động tiếp thị và có phương án điều chỉnh phù hợp.

Đo lường hiệu quả chiến dịch Digital Marketing
Đo lường hiệu quả chiến dịch email trong Zoho Campaigns

2.6 Tăng tính cạnh tranh

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xây dựng chiến lược Digital Marketing chỉn chu giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh và dẫn đầu thị trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng Digital Marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn và cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Hơn nữa, chiến lược Digital Marketing giúp doanh nghiệp luôn cập nhật xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến lược marketing phù hợp để đáp ứng nhu cầu của thị trường và gia tăng khả năng cạnh tranh.

3. Những yếu tố nền móng tạo nên chiến lược Digital Marketing hiệu quả

Dưới đây là những yếu tố cần có để xây dựng một chiến lược Digital Marketing hiệu quả.

3.1 Xác định mục tiêu rõ ràng

Mục tiêu là kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động trong chiến lược Digital Marketing. Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được. Ví dụ, mục tiêu có thể là tăng doanh thu 20% trong 6 tháng, thu hút 10.000 lượt truy cập website mỗi tháng hoặc tăng 5.000 người theo dõi trên mạng xã hội.

3.2 Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu và hiểu rõ về khách hàng mục tiêu là yếu tố quan trọng để tạo nội dung và chiến dịch Digital Marketing phù hợp. Phân tích đặc điểm demografic, hành vi, quan tâm, nhu cầu và thói quen trực tuyến của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra thông điệp và chiến dịch hướng tới đúng đối tượng.

3.3 Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp

Để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu, việc lựa chọn đúng kênh Digital Marketing chiếm đến hơn 60% kết quả chung cuộc.

Có vô số kênh Digital Marketing khác nhau như website, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến,… Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp với mục tiêu, ngân sách và đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ, nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng trẻ, mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok là những lựa chọn phù hợp.

Các kênh tiếp thị số phổ biến
Các kênh tiếp thị số phổ biến

3.4 Xây dựng nội dung chất lượng

Nội dung chất lượng và giá trị là yếu tố quan trọng để thu hút và tương tác với khách hàng. Tạo ra nội dung đa dạng và hấp dẫn như bài viết blog, video, hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội và email marketing. Nội dung cần phù hợp với đối tượng khách hàng, giải quyết vấn đề của họ và tạo giá trị cho họ.

3.5 Đảm bảo tính nhất quán

Tính nhất quán là yếu tố quan trọng để xây dựng hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy và chuyên nghiệp. Từ giao diện trang web, màu sắc, logo, đến thông điệp và phong cách viết, tất cả cần phản ánh một nhận diện thương hiệu nhất quán. Điều này giúp khách hàng nhận ra doanh nghiệp và tạo sự tin tưởng trong quá trình tương tác.

3.6 Cập nhật xu hướng

Trong lĩnh vực Digital Marketing, xu hướng thay đổi rất nhanh. Do đó, doanh nghiệp cần luôn cập nhật và áp dụng những xu hướng mới nhất để không bị tụt hậu. Bao gồm việc nắm bắt các công nghệ mới, xu hướng trong thiết kế, nền tảng truyền thông xã hội, SEO và phân tích dữ liệu.

3.7 Đo lường thường xuyên

Để đảm bảo hiệu quả của chiến lược Digital Marketing, doanh nghiệp cần thường xuyên đo lường và đánh giá kết quả. Việc sử dụng các công cụ phân tích và theo dõi sẽ giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Dựa trên các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược và tối ưu hóa kết quả tiếp thị.

4. Quy trình xây dựng chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Xây dựng chiến lược Digital Marketing là quá trình hệ thống các bước thực hiện nhằm đạt được kết quả tiếp thị mong muốn trên môi trường kỹ thuật số. Hãy tham khảo các bước dưới đây.

Quy trình xây dựng chiến lược Digital Marketing cơ bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Quy trình xây dựng chiến lược Digital Marketing cơ bản cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

4.1 Phân tích thị trường

Việc phân tích thị trường giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thị trường, tình hình hiện tại của doanh nghiệp, chân dung khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.

Bạn có thể tham khảo mô hình SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.

4.2 Đặt mục tiêu

Có thể nói đặt mục tiêu là bước quan trọng nhất trong quy trình. Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được.

Ví dụ, mục tiêu có thể là tăng doanh thu 20% trong 6 tháng. Hoặc mục tiêu là thu hút 10.000 lượt truy cập website mỗi tháng.

Mặt khác, mục tiêu cần được chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đồng thời nên xác định mục tiêu quan trọng nhất để tập trung nguồn lực.

4.3 Lựa chọn kênh tiếp cận

Dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu và mục tiêu của bạn, bạn cần lựa chọn các kênh tiếp cận phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các kênh tiếp cận có thể bao gồm trang web, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo trực tuyến hay nền tảng tìm kiếm.

Ví dụ, nếu đối tượng khách hàng của bạn là người trẻ tuổi thường sử dụng mạng xã hội, bạn có thể đầu tư vào TikTok hoặc Instagram để tiếp cận họ.

4.4 Xác định ngân sách

Ngân sách là số tiền doanh nghiệp có thể dành cho các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số. Việc xác định ngân sách giúp doanh nghiệp phân chia nguồn lực một cách hợp lý.

Ngân sách chiến lược Digital Marketing cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bao gồm: chi phí quảng cáo, con người và công cụ.

4.5 Xây dựng chiến lược nội dung

Nội dung chất lượng và phù hợp với đối tượng mục tiêu là yếu tố then chốt trong chiến lược Digital Marketing. Doanh nghiệp cần tạo đa dạng loại nội dung. Chẳng hạn như bài viết blog, infographic, video, ebook,… Sau đó, cần lên lịch đăng tải thường xuyên, nhất quán trên các kênh Digital Marketing.

4.6 Lên kế hoạch triển khai

Chiến lược Digital Marketing cần được chia nhỏ thành các bước cụ thể với thời gian thực hiện rõ ràng. Doanh nghiệp cần phân công nhiệm vụ chi tiết, theo dõi tiến độ thực hiện và điều chỉnh khi cần thiết.

Bên cạnh đó, kế hoạch triển khai cũng cần cân nhắc các yếu tố như thời điểm hoặc các chu kỳ mua hàng của khách hàng.

4.7 Đo lường, đánh giá và tối ưu hóa

Hiệu quả của chiến lược Digital Marketing cần được theo dõi và đánh giá thường xuyên.

Vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phân tích để đánh giá các chỉ số quan trọng. Ví dụ như lưu lượng truy cập, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng và ROI. Dựa trên các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tiến hành đánh giá điều chỉnh chiến lược nếu cần.

5. Các loại chiến lược Digital Marketing phổ biến và hiệu quả

Thực tế, có nhiều loại chiến lược Digital Marketing khác nhau. Mỗi loại đều có mục tiêu và phương pháp riêng để triển khai. Dưới đây là các loại chiến lược Digital Marketing phổ biến nhất hiện nay.

5.1 Chiến lược SEM (Search Engine Marketing)

SEM là một trong những chiến lược Digital Marketing mà số đông doanh nghiệp theo đuổi.

SEM (Search Engine Marketing) được hiểu là marketing qua công cụ tìm kiếm. Đây là một kênh quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing và Yahoo.

SEM có hai phương pháp chính. Bao gồm quảng cáo trên công cụ tìm kiếm (Search Advertising) và quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

  • Ưu điểm: SEM giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đồng thời, nó mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút lưu lượng truy cập.
  • Nhược điểm: Chi phí cho SEM thường khá cao. Doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn lực để tối ưu hóa chiến dịch SEM hiệu quả.

5.2 Chiến lược SEO (Search Engine Optimization)

Search Engine Optimization (SEO) là chiến lược tối ưu hóa website để đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Từ đó, nó thu hút nhiều truy cập miễn phí từ khách hàng tiềm năng. SEO bao gồm nhiều kỹ thuật như tối ưu hóa nội dung, xây dựng backlink, tối ưu tốc độ, v.v. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang triển khai cùng lúc hai chiến lược Digital Marketing cho website là SEO và SEM.

chiến lược SEO website
Chiến lược SEO website cho doanh nghiệp
  • Ưu điểm: SEO là chiến lược Digital Marketing hiệu quả lâu dài và mang lại lượng truy cập miễn phí cho website. SEO giúp tăng độ tin cậy và nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
  • Nhược điểm: SEO đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và chuyên môn để thực hiện có hiệu quả. Kết quả SEO không xuất hiện ngay lập tức mà cần thời gian để website được xếp hạng.

5.3 Chiến lược Social Media

Chiến lược Digital Marketing qua Social Media sử dụng mạng xã hội để xây dựng thương hiệu, tăng độ nhận diện, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Các mạng xã hội phổ biến gồm Facebook, Instagram, Zalo, Twitter, TikTok, v.v. Có thể bao gồm nhiều hoạt động như đăng tải nội dung, tương tác, chạy quảng cáo, v.v.

  • Ưu điểm: Social Media là kênh tiếp thị có chi phí thấp và hiệu quả cao. Chiến dịch đặc biệt phù hợp nếu doanh nghiệp nhắm mục tiêu đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi.
  • Nhược điểm: Social Media đòi hỏi sáng tạo và cập nhật liên tục để phù hợp xu hướng.

5.4 Chiến dịch Email Marketing

Email Marketing là chiến lược sử dụng email để tiếp cận khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Các chiến dịch Email Marketing cho phép gửi thông điệp cá nhân hóa đến khách hàng. Thông thường, gồm email chứa thông tin hữu ích, khuyến mãi, tin tức hoặc nội dung giá trị,…

email marketing cho doanh nghiệp
Chiến dịch Email Marketing cho doanh nghiệp
  • Ưu điểm: Email Marketing là chiến lược Digital Marketing có chi phí thấp, hiệu quả cao.
  • Nhược điểm: Doanh nghiệp cần xây dựng danh sách email khách hàng chất lượng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn đúng nền tảng email marketing để triển khai hiệu quả.

5.5 Chiến dịch Influencer Marketing

Chiến dịch Influencer Marketing tận dụng sự ảnh hưởng của những người có lượng người theo dõi đông đảo. Thông qua việc hợp tác, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

  • Ưu điểm: Influencer Marketing là chiến lược Digital Marketing giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời, loại chiến dịch này còn tạo dựng mối quan hệ nhanh chóng với khách hàng tiềm năng.
  • Nhược điểm: Chi phí cho Influencer Marketing có thể cao. Đặc biệt là khi hợp tác với những người có ảnh hưởng nổi tiếng.

5.6 Chiến dịch khác

Ngoài các chiến dịch Digital Marketing nói trên, doanh nghiệp có thể khai thác các loại chiến dịch khác tùy theo nhu cầu. Điển hình như:

  • Quảng cáo trên ứng dụng di động
  • Video Marketing
  • PR (Public Relations) trực tuyến
  • Tiếp thị liên kết

6. Ví dụ về chiến lược Digital Marketing của các thương hiệu lớn

Dưới đây là Case Study chiến lược “kinh điển’ trong lĩnh vực Digital Marketing, theo tạp chí Great Learning.

Lay’s là một thương hiệu khoai tây chiên thuộc công ty PepsiCo. Vào tháng 10 năm 2019, họ đã khởi chạy chiến dịch “Smile Deke Dekho”. Chiến dịch này tập trung vào việc truyền tải thông điệp về sức mạnh của nụ cười. Lay’s cho rằng nụ cười có thể truyền đạt cảm xúc thông qua gói khoai tây của họ.

Điểm đặc biệt của chiến dịch là sự hợp tác với những người có ảnh hưởng trên các mạng xã hội. Lay’s đã tạo ra hơn 350 gói khoai tây được thiết kế riêng cho các người có ảnh hưởng này.

Kết quả của chiến lược Digital Marketing:

  • Chiến dịch giúp thương hiệu tạo sự kết nối “cực mạnh” với khách hàng
  • Chiến dịch đã thúc đẩy người dùng chia sẻ hình ảnh sản phẩm lên các trang mạng xã hội

7. Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược Digital Marketing

Dưới đây là danh sách những câu hỏi thường gặp về chiến lược Digital Marketing.

7.1 Công cụ nào hỗ trợ lập chiến lược Digital Marketing hiệu quả?

Có nhiều công cụ hỗ trợ lập chiến lược Digital Marketing hiệu quả. Tham khảo một số công cụ như Google Analytics, Zoho Campaigns, Zoho Social, Google Ads, Canva, v.v.

7.2 Thách thức khi áp dụng chiến lược Digital Marketing là gì?

Thách thức chính là tính cạnh tranh cao, sự thay đổi thuật toán tìm kiếm và khả năng đo lường hiệu quả.

7.3 Nên đầu tư vào quảng cáo trực tuyến hay tạo nội dung chất lượng?

Nên kết hợp cả hai chiến lược Digital Marketing này. Quảng cáo giúp tiếp cận đối tượng mục tiêu nhanh chóng. Trong khi đó, tạo nội dung chất lượng để thu hút và tạo lòng tin của khách hàng.

Kết

Digital Marketing là lĩnh vực không ngừng phát triển, tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Để thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược Digital Marketing phù hợp với mục tiêu kinh doanh, ngân sách, sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu.

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ có lực lượng mỏng, hãy cân nhắc đến việc triển khai các chiến dịch đa kênh và đừng quên tận dụng sức mạnh công nghệ.

Hà Lê

"Trong hơn 4 năm viết và sáng tạo nội dung ở mảng công nghệ, tôi tin rằng sức mạnh của ngôn ngữ không chỉ nằm ở khả năng truyền đạt thông tin. Mà nó còn tạo nên sự kết nối và nhiều tác động mạnh mẽ khác. Tôi luôn đặt mình vào vị trí của bạn đọc và cập nhật kiến thức công nghệ mới mỗi ngày với mong muốn đem đến những nội dung hữu ích, giá trị nhất!"

hotline icon