Triển khai chiến dịch marketing mà không đo lường giống như gieo hạt mà không biết nó có nảy mầm hay không. Vậy thì, làm cách nào để đo lường hiệu quả? Theo dõi các chỉ số đo lường marketing là cách mà hàng triệu marketer trên khắp thế giới sử dụng để đánh giá thành công của mọi chiến dịch.
Trong bài viết, hãy cùng tìm hiểu các chỉ số đo lường marketing phổ biến nhất hiện nay.
1. Chỉ số đo lường marketing là gì?
Chỉ số đo lường marketing là những thông số và dữ liệu được sử dụng để theo dõi, đánh giá, tối ưu hiệu quả của các hoạt động tiếp thị. Chúng cung cấp cái nhìn chi tiết về hiệu quả và tác động của chiến dịch tiếp thị. Căn cứ vào đó, marketer có thể hiểu rõ hơn về hiệu quả của các hoạt động tiếp thị và có phương án điều chỉnh nếu cần.
Theo khảo sát của MarketingProfs:
- 90% marketer cho biết họ sử dụng các chỉ số đo lường marketing để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch marketing.
- 72% marketer cho biết họ sử dụng các chỉ số đo lường marketing để đưa ra quyết định về việc phân bổ ngân sách marketing.
- 65% marketer cho biết họ sử dụng các chỉ số đo lường marketing để đo lường ROI của các chiến dịch marketing.
Hiện nay, có nhiều loại chỉ số khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào nền tảng tiếp thị.
2. Ví dụ thực tế về chỉ số đo lường marketing
Nếu khái niệm chỉ số đo lường marketing vẫn khiến bạn mơ hồ, những ví dụ thực tiễn này chắc chắn sẽ tháo gỡ khúc mắc của bạn.
Thực tế, có đến hàng trăm chỉ số mà marketer có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả chiến dịch. Chỉ số nào được ưu tiên phụ thuộc vào từng chiến lược và kênh tiếp thị cụ thể.
Mặt khác, các chỉ số khác nhau mang đến cái nhìn khác nhau. Chẳng hạn như, tỷ lệ mở và nhấp vào liên kết trong email thể hiện mức độ tương tác. Trong khi đó, tỷ lệ hủy đăng ký cho biết liệu người nhận có thấy nội dung email hữu ích hay không.
Dưới đây là một số ví dụ về các chỉ số đo lường hiệu quả marketing quen thuộc:
- Email marketing: tỷ lệ mở email, tỷ lệ chuyển tiếp email, tỷ lệ hủy đăng ký
- Mạng xã hội: số người theo dõi, số lần hiển thị, tỷ lệ tương tác
- Website: tổng lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát, kthời gian truy cập trên trang, nguồn lưu lượng
- Tối ưu SEO: Xếp hạng từ khóa, lưu lượng tìm kiếm từ khóa, lưu lượng truy cập tự nhiên
3. Tầm quan trọng của việc theo dõi chỉ số đo lường marketing
Theo dõi các chỉ số đo lường hiệu quả marketing giúp tối ưu chiến dịch kịp thời và hơn thế nữa. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng.
3.1 Đánh giá hiệu quả
Chỉ số đo lường marketing giúp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị. Bằng cách theo dõi các chỉ số, doanh nghiệp mới có thể đánh giá hiệu quả của các chiến dịch. Từ đó, có thể:
- Xác định được những chiến dịch marketing hiệu quả và chưa hiệu quả. Từ đó, tập trung nguồn lực và ngân sách để đầu tư cho những chiến dịch có hiệu quả.
- Điều chỉnh những chiến dịch marketing chưa đúng mong đợi để tối ưu hiệu quả.
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các chiến dịch marketing dựa trên mức độ hiệu quả của chúng.
3.2 Hiểu rõ khách hàng
Chỉ số đo lường giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình. Thông qua chỉ số, bạn có thể biết được nguồn gốc lưu lượng truy cập, hành vi trên trang web, tương tác với nội dung và sản phẩm của bạn.
Từ việc hiểu khách hàng đang quan tâm đến điều gì, bạn có thể có điều chỉnh phù hợp để tăng cường kết nối và tương tác.
3.3 Nâng cao ROI
ROI là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động marketing. Dựa vào chỉ số đo lường, doanh nghiệp có thể xác định những hoạt động marketing có hiệu quả và đầu tư vào đó. Đảm bảo rằng, doanh nghiệp chỉ đầu tư vào những hoạt động tiếp thị có hiệu quả.
3.4 Cải thiện năng suất
Việc theo dõi các chỉ số còn giúp bộ phận marketing đo lường được hiệu quả công việc. Nhờ vậy, họ có thể có cải thiện để tăng cường năng suất làm việc và góp phần vào sự thành công chung của doanh nghiệp.
Hiện nay, nhiều tổ chức cũng dựa vào đây để đánh giá hiệu quả công việc của bộ phận marketing.
4. Các chỉ số đo lường marketing cốt lõi mà mọi marketer cần biết
Việc theo dõi hiệu quả của các hoạt động marketing là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới đây là 19 chỉ số đo lường hiệu quả chính xác nhất. Để dễ theo dõi, chúng tôi phân chia 19 chỉ số thành 6 nhóm chính.
4.1 Các chỉ số tiếp thị chung
Nhóm này tập trung vào các chỉ số cơ bản để đo lường hiệu quả tổng thể của chiến dịch. Bao gồm:
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Tỷ lệ khách truy cập thực hiện hành động mong muốn.
- Giá trị khách hàng trọn đời (Customer Lifetime Value – CLV): Tổng doanh thu trung bình từ một khách hàng.
- Chi phí thu hút khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC): Chi phí thu hút một khách hàng mới.
- Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return on Investment – ROI): Tỷ lệ lợi nhuận từ một khoản đầu tư marketing.
4.2 Các chỉ số về website
Nhóm này tập trung vào các chỉ số liên quan đến lưu lượng và tương tác trên trang web. Bao gồm:
- Lượt truy cập trang web (Website Traffic): Số lượng khách truy cập website trong một khoảng thời gian nhất định.
- Thời gian lưu trang (Time on Page): Thời gian trung bình khách truy cập dành cho một trang web.
- Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate): Tỷ lệ khách truy cập chỉ xem một trang rồi rời đi.
4.3 Các chỉ số về tối ưu SEO
Nhóm này tập trung vào các chỉ số liên quan đến hiệu quả chiến dịch tối ưu SEO. Bao gồm:
- Thứ hạng từ khóa: Thứ hạng website trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) cho các từ khóa mục tiêu.
- Lượt truy cập SEO: Lượng truy cập website từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên.
- Tỷ lệ nhấp chuột (Click-Through Rate – CTR): Tỷ lệ người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm cho website.
4.4 Các chỉ số về mạng xã hội
Nhóm này tập trung vào các chỉ số liên quan chiến dịch tiếp thị trên mạng xã hội. Bao gồm:
- Lượt theo dõi trên mạng xã hội (Social Media Engagement): Số lượng lượt thích, chia sẻ, bình luận,…
- Số lượng người theo dõi trên mạng xã hội (Social Media Followers): Số lượng người theo dõi.
- Tỷ lệ chuyển đổi từ mạng xã hội: Tỷ lệ người dùng mạng xã hội thực hiện hành động mong muốn sau khi tương tác với nội dung.
4.5 Các chỉ số về PPC
Nhóm chỉ số đo lường marketing này tập trung vào các chỉ số quảng cáo trả phí dựa trên lượt nhấp chuột. Bao gồm:
- Chi phí mỗi lần nhấp chuột (Cost Per Click – CPC): Chi phí trung bình mỗi lần nhấp vào quảng cáo.
- Chi phí mỗi lần hiển thị (Cost Per Impression – CPM): Chi phí cho mỗi lần hiển thị quảng cáo.
- Tỷ lệ hiển thị quảng cáo (Ad View Rate – AVR): Tỷ lệ nhìn thấy quảng cáo.
4.6 Các chỉ số về email marketing
Nhóm này tập trung vào các chỉ số liên quan chiến dịch email marketing. Bao gồm:
- Tỷ lệ mở email (Email Open Rate): Tỷ lệ người mở email.
- Tỷ lệ nhấp chuột (Click-Through Rate – CTR): Tỷ lệ nhấp vào liên kết trong email.
- Tỷ lệ chuyển đổi email (Email Conversion Rate): Tỷ lệ thực hiện hành động mong muốn sau khi nhấp vào liên kết.
5. Tổng hợp các công cụ đo lường sự hiệu quả marketing phổ biến
Có nhiều công cụ đo lường hiệu quả marketing phổ biến mà bạn có thể sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu. Dưới đây là tổng hợp một số công cụ được sử dụng thường xuyên nhất hiện nay.
- Google Analytics: Là một trong những công cụ phân tích web phổ biến nhất. Nó cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập, tương tác người dùng, tỷ lệ chuyển đổi, lưu lượng truy cập, nguồn truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số khác.
- Google Search Console: Là công cụ cung cấp thông tin về hiệu suất SEO của trang web trên công cụ tìm kiếm Google. Bạn có thể xem số lượt truy cập từ công cụ tìm kiếm, xếp hạng từ khóa, số lần nhấp vào liên kết và nhiều thông tin hữu ích khác.
- Facebook Insights: Là một công cụ mạnh mẽ để đo lường hiệu quả tiếp thị trên Facebook. Nó cung cấp thông tin về sự tương tác, lượng người xem, lượt thích trang, tương tác bài viết và nhiều chỉ số khác.
- Email Marketing Platforms: Các nền tảng email marketing như Zoho Campaigns, Mailchimp, Zoho Marketing Automation,… cung cấp các công cụ đo lường hiệu quả email marketing. Bạn có thể xem tỷ lệ mở email, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ hủy đăng ký và nhiều chỉ số khác để đánh giá hiệu quả của chiến dịch email.
- Công cụ PPC (Pay-per-Click): Nếu bạn đang chạy quảng cáo PPC, các nền tảng như Google Ads và Facebook Ads cung cấp các công cụ đo lường hiệu quả. Bạn có thể theo dõi tỷ lệ nhấp vào quảng cáo, tỷ lệ chuyển đổi, chi phí quảng cáo và nhiều chỉ số quan trọng khác
6. Một số câu hỏi thường gặp về chỉ số đo lường marketing
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chỉ số đo lường marketing.
6.1 Làm sao để theo dõi chỉ số đo lường marketing?
Cần sử dụng các công cụ đo lường, miễn phí hoặc có phí. Chẳng hạn như Google Analytics, Facebook Insights, Twitter Analytics, LinkedIn Analytics, v.v.
6.2 Làm thế nào để đo lường tỷ lệ chuyển đổi?
Cần chia số lần chuyển đổi thành công (ví dụ: lượt mua hàng) cho tổng số lượt truy cập trang web hoặc chiến dịch marketing cụ thể. Kết quả được tính dưới dạng phần trăm.
6.3 Làm thế nào để tính tỉ lệ mở email?
Cần chia số lượng lượt mở email cho tổng số lượng email đã gửi đi. Kết quả được tính dưới dạng phần trăm.
6.4 Cần lưu ý gì khi lựa chọn công cụ đo lường chỉ số marketing?
Cần dựa trên mục tiêu, kiểu dữ liệu, khả năng tùy chỉnh, tính dễ sử dụng và chi phí.
Kết
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp những chỉ số đo lường hiệu quả marketing mà marketer nào cũng cần biết. Nhờ những số liệu thống kê cụ thể, marketer có thể đánh giá hiệu quả để điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, việc chuyển đổi những chỉ số đó thành hành động cũng cực kỳ quan trọng. Marketer nói riêng và doanh nghiệp nói chung cần hiểu rõ ý nghĩa của từng chỉ số để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.