Theo thống kê, hiện có đến 835 triệu website WordPress, chiếm hơn 65.2% thị phần toàn cầu. Với con số ngày càng khủng như vậy, rõ ràng việc lựa chọn đúng công cụ SEO là cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ so sánh All in One SEO vs Yoast SEO, hai plugin SEO nổi bật trong WordPress, để giúp bạn tìm ra công cụ dành cho mình.
Cùng tìm hiểu.
1. Tổng quan về Yoast SEO và All in One SEO
All In One SEO và Yoast SEO là hai trong số những plugin WordPress phổ biến hiện nay. Nhiệm vụ chính của cả hai là phát hiện các yếu tố chưa được tối ưu hóa trên website và đề xuất cách cải thiện để nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Trong đó, All in One SEO là một plugin SEO WordPress có “thâm niên” trên thị trường, ra mắt từ năm 2007. Thời điểm trình làng, nó có tên là All In One SEO Pack. Tuy nhiên, sau khi được Awesome Motive mua lại năm 2020, nó được đổi tên thành All in One SEO. All In One SEO thường được gọi tắt là AIOSEO.
Ra mắt sau đó một năm, Yoast hiện có tổng cộng 11 triệu lượt cài đặt. Mặt khác, nó còn tương thích với tất cả các phiên bản WordPress, được cập thường xuyên để tương thích với các thuật toán tìm kiếm mới.
Dưới đây là một số điểm chung của Yoast SEO và All in One SEO:
- Tối ưu hóa SEO trên trang
- Tạo sitemap
- Xây dựng liên kết nội bộ
- Tích hợp mạng xã hội
- Cộng đồng hỗ trợ lớn
- Cập nhật thường xuyên
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Phiên bản miễn phí
2. So sánh All in One SEO vs Yoast: Tính năng chính
Trong phần này, chúng tôi sẽ đi sâu so sánh các tính năng cốt lõi nhất của Yoast SEO và All In One SEO.
2.1 Phân tích từ khóa
Yoast SEO và All In One SEO cung cấp các gợi ý về cách sử dụng từ khóa chính trong nội dung. Với các phiên bản trả phí, cả hai cũng bao gồm lựa chọn tối ưu nhiều hơn một từ khóa.
Về cơ bản, cả hai đều thông báo nếu bạn sử dụng từ khóa quá nhiều (hoặc quá ít). Tương tự, cũng sẽ có thông báo nếu từ khóa chưa xuất hiện trong tiêu đề, thẻ meta, URL và văn bản thay thế trong hình ảnh.
Trong đó, All In One SEO chấm điểm từ khóa trên thang từ 0 đến 100. Kèm theo đó là các đề xuất, gợi ý chỉnh sửa nhanh.
Với Yoast SEO, plugin này không cung cấp điểm số tối ưu hóa từ khóa. Thay vào đó, nó sử dụng đèn xanh, cam hoặc đỏ. Đèn xanh có nghĩa là nội dung đã tối ưu. Đèn cam nghĩa là cần cải thiện. Đỏ cho thấy bạn không tuân thủ các hướng dẫn SEO của plugin.
Riêng Yoast SEO còn có thêm một số tính năng bổ sung khác. Ví dụ như nghiên cứu các từ khóa liên quan, ước tính lưu lượng tìm kiếm, lập chiến lược từ khóa, v.v.
Nhìn chung, Yoast SEO và All in One SEO đều có khả năng tối ưu từ khóa tốt. Tuy nhiên, Yoast SEO với một số tính năng bổ sung chiếm lợi thế hơn.
2.2 Tối ưu tiêu đề và thẻ meta
Xét đến khả năng tối ưu tiêu đề và thẻ meta, hai plugin cung cấp các tính năng tương tự. Tuy nhiên, mức độ chi tiết có sự khác nhau.
Cụ thể, người dùng AIOSEO có thể dễ dàng chỉnh sửa tiêu đề, mô tả meta và URL trực tiếp từ bảng điều khiển.
AIOSEO cũng cung cấp các công cụ để kiểm tra độ dài và xem trước những thay đổi trước khi áp dụng. Tuy nhiên, phần hướng dẫn và gợi ý cải thiện của AIOSEO không quá chi tiết.
Trái lại, Yoast SEO cung cấp các cảnh báo và đề xuất chi tiết hơn. Ngoài các công cụ tương tự đối thủ, Yoast SEO còn cung cấp phân tích chi tiết về cách tối ưu các yếu tố này.
Ví dụ, Yoast SEO sẽ phân tích xem tiêu đề có quá dài, URL có tối ưu hay chưa, mô tả có gồm từ khóa hay không, v.v. Sau đó, nó đưa ra gợi ý rõ ràng về cách sửa đổi để đạt hiệu quả SEO tốt hơn.
Tóm lại, AIOSEO và Yoast SEO đều có khả năng tối ưu tiêu đề và thẻ meta. Tuy nhiên, Yoast SEO vượt trội hơn với các đề xuất chi tiết, giúp người dùng tối ưu các yếu tố on-page dễ dàng hơn.
2.3 Tính dễ đọc
Google và các công cụ tìm kiếm khác đều “thông minh” hơn theo cấp số nhân sau mỗi lần cập nhật. Do đó, chỉ tối ưu hóa nội dung với các từ khóa có liên quan là không đủ để nội dung được xếp hạng. Ngày nay, nội dung tốt còn cần phải đáp ứng được tính dễ đọc.
Vì lẽ đó, điểm dễ đọc cũng là mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia SEO và chủ sở hữu website. So sánh ở khía cạnh này, cả All in One SEO và Yoast đều làm khá tốt.
Tước tiên, hai plug in này phân tích nội dung của bạn để đảm bảo mức độ dễ đọc và chấm điểm tổng thể cho nội dung đó.
Kế đến, cả hai cũng đưa ra các đề xuất liên quan khác. Bao gồm đánh giá về độ dài câu, độ dài đoạn văn, câu chủ động, câu bị động,… Căn cứ đó, người dùng dễ dàng tối ưu bài viết để cải thiện tính dễ đọc.
Vì vậy, có thể nói đây là khía cạnh All in One SEO có thể thay thế cho Yoast SEO. Và ngược lại.
2.4 Phát hiện trùng lặp
Khi so sánh khả năng phát hiện trùng lặp, đây là một số khác biệt đáng chú ý.
AIOSEO có tính năng kiểm tra nội dung trùng lặp trong bảng điều khiển chính của plugin. Tính năng này cho phép xác định nhanh nội dung của trang và bài viết có bị trùng lặp hay không.
Giả sử có, AIOSEO sẽ cung cấp các gợi ý để khắc phục. Chẳng hạn như sửa tiêu đề, mô tả hoặc nội dung. Dù vậy, tính năng này khá cơ bản.
Ngược lại, Yoast SEO không có tính năng kiểm tra nội dung trùng lặp riêng biệt như AIOSEO. Thay vào đó, Yoast SEO tích hợp tính năng phát hiện trùng lặp vào phân tích SEO chung. Bao gồm cả trùng lặp từ khóa.
Tóm lại, nội dung trùng lặp là một phần trong phân tích SEO tổng thể của Yoast SEO, giúp phát hiện nhanh chóng. Trong khi đó, dù cũng có nhưng với cách bố trí của AIOSEO, người dùng sẽ cần thực hiện thêm một số bước nữa để kiểm tra.
2.5 Tối ưu kỹ thuật
Tối ưu SEO kỹ thuật thường là một nhiệm vụ phức tạp. Tuy nhiên, nó là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược SEO thành công nào. So sánh All in One và Yoast SEO ở tiêu chí này, Yoast có những ưu thế nhất định.
Chi tiết, AIOSEO cung cấp các tính năng tối ưu kỹ thuật cơ bản, chủ yếu tập trung vào việc đưa ra các gợi ý để người dùng có thể dựa vào đó và tự tối ưu. Ví dụ như tối ưu tiêu đề, mô tả, từ khóa, robot.txt, sơ đồ trang web.
Bên cạnh đó, AIOSEO còn có tính năng kiểm tra khả năng tối ưu kỹ thuật, giúp phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề kỹ thuật thông thường.
Trong khi đó, Yoast SEO thường được đánh giá là có khả năng SEO kỹ thuật toàn diện hơn. Ngoài các tính năng cơ bản, Yoast SEO còn hỗ trợ tối ưu hóa cấu trúc URL, tối ưu hóa tốc độ tải trang, quản lý sơ đồ trang web, kiểm soát lập chỉ mục trang, v.v.
Đồng thời, plugin này cũng cung cấp phân tích chi tiết về các vấn đề kỹ thuật với hướng dẫn cụ thể để khắc phục. Trường hợp vẫn chưa giải quyết được vấn đề của mình, người dùng còn có thể tích hợp Yoast với các công cụ bên thứ ba để mở rộng khả năng.
Vì lẽ đó, Yoast SEO được đánh giá là cho khả năng tối ưu kỹ thuật tốt hơn nhiều đối thủ, bao gồm cả All in One SEO.
3. So sánh All in One SEO vs Yoast SEO: Tính dễ sử dụng
Không mang tính quyết định như các tính năng chính nhưng tính dễ sử dụng cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Nhất là đối với những người mới bắt đầu.
Về giao diện, All in One SEO được thiết kế với giao diện trực quan, dễ điều hướng và sử dụng. Các tính năng lẫn tùy chọn cấu hình nhìn chung được bố trí khá logic, kể cả với người không quá am hiểu về SEO.
Để so sánh, Yoast SEO có giao diện phức tạp hơn do có nhiều tính năng và tùy chọn cấu hình nâng cao. Tuy vậy, plugin này có sẵn các hướng dẫn chi tiết, giúp người dùng nhanh chóng làm quen.
Trong thực tế, những người dùng có nền tảng cơ bản về SEO sẽ thích Yoast hơn vì có thể tùy ý thiết lập các tính năng nâng cao. Trong khi đó, những người mới bắt đầu thường ưu tiên sử dụng All in One SEO.
4. So sánh Yoast SEO và All in One SEO: Tích hợp mạng xã hội
Chia sẻ nội dung lên mạng xã hội là cách mà nhiều người thường làm khi đọc được một nội dung có giá trị. Do đó, plugin SEO ngày nay cũng có khả năng tích hợp với các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến.
Khi so sánh All in One SEO vs Yoast SEO ở điểm này, nhìn chung không có quá nhiều yếu tố để xem xét. Sự thắng – bại chủ yếu nằm ở số lượng kênh tích hợp.
Trong đó, All in One SEO cho phép tích hợp tối đa 11 hồ sơ mạng xã hội khác nhau. Yoast SEO “lép về” hơn một chút với 8 hồ sơ.
Nhìn chung, sự chênh lệch là không quá lớn. Song, với những doanh nghiệp đặt nặng về vấn đề hiện diện trên mạng xã hội, All in One SEO sẽ là lựa chọn được đề cử.
5. So sánh Yoast SEO và All in One SEO: Chi phí sử dụng
Bàn đến chi phí sử dụng, cả Yoast và All in One SEO đề có sẵn phiên bản miễn phí. Bản này chủ yếu đáp ứng nhu cầu của các blogger, freelancer và một số doanh nghiệp nhỏ.
Đối với những tổ chức, doanh nghiệp muốn SEO nghiêm túc, cả hai cung cấp nhiều phiên bản có phí. Mỗi bản có phạm vi tính năng khác nhau.
Hiện tại, All in One SEO gồm 4 gói trả phí. Trong đó, gói Basic có chi phí khoảng $50/năm, sử dụng tối đa trên một trang web. Gói Plus có giá khoảng $99/năm và có thể sử dụng trên tối đa ba trang web. Hai gói còn lại là Pro và Elite có giá lần lượt từ $200 và $300 mỗi năm.
Trong khi đó, Yoast SEO Premium có giá $99/năm với đầy đủ các tính năng từ cơ bản đến nâng cao.
Nhìn chung, cả hai plugin đều có phiên bản miễn phí và trả phí. Tuy nhiên, bản trả phí cơ bản của AIOSEO có giá thấp hơn Yoast SEO.
6. So sánh Yoast SEO và All in One SEO: Cách thức cài đặt
Bản chất của các plugin SEO như Yoast SEO và All in One SEO là đều cần phải cài đặt thủ công vào website WordPress. Đây cũng là các plugin cần thiết cho WordPress nhằm xây dựng website mới. Với người mới, plugin nào có cách cài đặt dễ hơn chắc chắn sẽ được ưu tiên lựa chọn.
Khi kích hoạt All In One SEO, plugin này sẽ tự động hiển thị một trình hướng dẫn cấu hình. Bao gồm cả cách chuyển dữ liệu từ plugin SEO khác, nếu bạn đang chuyển đổi công cụ. Nhìn chung, quá trình này khá đơn giản, bạn chỉ cần thao tác như hướng dẫn.
Ngoài ra, vì All in One SEO là có cấu trúc modules nên tùy theo nhu cầu mà người dùng có thể kích hoạt tích năng tương ứng.
Với Yoast SEO, hầu hết các tính năng không yêu cầu phải cài thêm plugin. Sau khi thiết lập, bạn có thể vào Yoast Academy để xem cách thiết lập và hướng dẫn sử dụng.
Trong đó, có một số khóa học nâng cao giới hạn cho tài khoản cao cấp. Dù vậy, các tùy chọn miễn phí vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của người mới.
Tóm lại, cả hai plugin đều có cách thiết lập tương đối đơn giản. Tuy nhiên, các khóa học của Yoast khiến nó có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
7. Bảng so sánh chi tiết
Trên đây, chúng tôi đã so sánh All in One SEO vs Yoast SEO ở các tiêu chí chính. Để mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan, chúng tôi tổng kết lại trong bảng bên dưới.
Yoast SEO | All in One SEO | |
Tối ưu tiêu đề, mô tả, URL | ✔️ | ✔️ |
Tối ưu từ khóa | ✔️ | ✔️ |
Phát hiện trùng lặp | ✔️ | ✔️ |
Tối ưu nội dung | ✔️ | ✔️ |
Tích hợp Google Search Console | ✔️ | ✔️ |
Tối ưu kỹ thuật | ✔️ | ✔️ |
Tích hợp Google Analytics | ✔️ | ✔️ |
Schema markup | ✔️ | ✔️ |
Hỗ trợ đa ngôn ngữ | ✔️ | ✔️ |
Điểm dễ đọc | ✔️ | ✔️ |
Tạo sitemap | ✔️ | ✔️ |
Theo dõi thứ hạng từ khóa | ✔️ | ✔️ |
Cập nhật thường xuyên | ✔️ | ✔️ |
Tính dễ sử dụng | Trung bình | Tốt |
Miễn phí | ✔️ | ✔️ |
Trả phí | Từ $99 | Từ $50 |
8. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi so sánh All in One SEO vs Yoast SEO.
8.1 Plugin nào dễ sử dụng hơn?
All in One SEO dễ sử dụng hơn.
8.2 Plugin nào nhiều tính năng hơn?
Yoast SEO có nhiều tính năng hơn, bao gồm từ cơ bản đến nâng cao.
8.3 Plugin nào phù hợp với người mới?
Vì dễ sử dụng hơn nên All in One SEO phù hợp với người mới hơn.
8.4 Plugin nào có chi phí phải chăng hơn?
Gói cơ bản của All in One SEO có chi phí hợp lý hơn.
8.5 Plugin nào phù hợp với website lớn hơn?
Yoast SEO với tính năng đa dạng phù hợp với website lớn hơn.
8.6 Plugin nào phù hợp với web TMĐT hơn?
Yoast SEO phù hợp với website TMĐT hơn do tích hợp tốt với plugin WooCommerce.
9. Kết
Trên đây, chúng tôi đã làm rõ điểm chung lẫn điểm khác biệt khi so sánh All in One SEO vs Yoast SEO. Mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Tạm kết, All in One SEO và Yoast đều là những lựa chọn tuyệt vời cho website WordPress. Các plugin này loại bỏ sự phỏng đoán và tẻ nhạt khi tối ưu SEO cho website.
Để lựa chọn một trong hai, hãy cân nhắc đến những yếu tố mà bạn ưu tiên hơn. All in One SEO có lợi thế về tính dễ sử dụng, chi phí và giao diện người dùng.
Trong khi đó, Yoast SEO sẽ là sự lựa chọn tốt nếu bạn ưu tiên các tính năng chuyên sâu. Điển hình như phân tích nội dung, phân tích từ khóa hoặc quản lý sơ đồ sitemap chẳng hạn.