Dynamics 365 ra mắt vào năm 2016, khi Microsoft kết hợp Dynamics AX – ứng dụng ERP của họ – với ứng dụng Dynamics CRM. Microsoft là một trong những nhà cung cấp lớn đầu tiên kết hợp các khả năng của ERP và CRM một cách nguyên bản.
Vậy, Microsoft Dynamics 365 là gì và có lợi ích gì cho doanh nghiệp? Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng MMGROUP tìm hiểu chi tiết.
1. Dynamics 365 là gì?
Microsoft Dynamics 365 là một nền tảng ứng dụng kinh doanh dựa trên đám mây kết hợp các thành phần của quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), cùng với các ứng dụng năng suất và công cụ trí tuệ nhân tạo.
Dynamics 365 đồng bộ hóa các tính năng CRM và ERP được xây dựng theo mục đích liền mạch với nhau, từ đó hỗ trợ quản lý các chức năng kinh doanh cụ thể gồm Bán hàng, Dịch vụ khách hàng, Hoạt động, Tài chính, Dịch vụ tại chỗ, Quản lý nguồn lực Dự án, Marketing, Thấu hiểu khách hàng. Nó giúp đẩy mạnh chuyển đổi kỹ thuật số để đáp ứng các nhu cầu thay đổi của khách hàng và nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới trong tương lai.
Dynamics 365 được xây dựng trên Microsoft Azure, cung cấp cho doanh nghiệp cả một nền tảng đáng tin cậy và một hệ sinh thái dịch vụ rộng lớn.
Ngoài ra Dynamics 365 được tích hợp nguyên bản với các ứng dụng năng suất của Microsoft 365, mang đến cho doanh nghiệp một cách thống nhất để quản lý người dùng và các dịch vụ.
2. Lịch sử hình thành Dynamics 365
Dynamics 365 không phải là tên gọi đầu tiên của dịch vụ này.
2.1 Microsoft CRM
Khi mới sinh ra, hệ thống phần mềm Microsoft Dynamics có tên gọi là “Microsoft Dynamics CRM”, tập trung vào quản trị và chăm sóc khách hàng. Sau dần dần được cải tiến các tính năng:
- Microsoft CRM 1.0: Được ra đời vào tháng 1 năm 2003 với tên gọi nguyên gốc là “Microsoft Business Solutions Customer Relationship Management 1.0”, nhưng lập tức được đổi tên thành “Microsoft CRM 1.0”.
- Microsoft CRM 1.2: Được ra đời vào tháng 12 năm 2003, nhưng phiên bản này không được người dùng ưa thích ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Microsoft Dynamics CRM 3.0: Được phát triển dựa trên nguyên bản gốc Microsoft Dynamics CRM 2. Cho người dùng thử nghiệm nhưng chưa phát hành bản chính thức CRM phiên bản 3.0 được công bố vào tháng 12 năm 2005.
- Microsoft Dynamics CRM 4.0: Được giới thiệu vào tháng 12 năm 2007, bao gồm các ứng dụng tương tác với nhiều cổng dữ liệu của các đại lý bán hàng, cải thiện bảo mật báo cáo, nhập dữ liệu, kết hợp hệ thống email bán hàng trực tiếp, cùng với các công nghệ mới như Windows Server 2008 và SQL Server 2008. Đây cũng là phiên bản cán mốc 1 triệu người dùng vào tháng 7 năm 2009.
2.2 Đổi tên mới Microsoft Dynamics
- Microsoft Dynamics CRM 2011: Phát hành bản dùng thử vào tháng 2 năm 2020 và bản chính thức vào tháng 2 năm 2011 (số phiên bản 5.0)
- Microsoft Dynamics CRM 2013: Phát hành bản dùng thử vào tháng 7 năm 2013, và bản chính thức vào tháng 11 năm 2013 (số phiên bản 6.0)
- Microsoft Dynamics CRM 2015: Được thông báo vào tháng 9 năm 2014, phiên bản 7.0
- Microsoft Dynamics CRM 2016: Được chính thức phát hành vào tháng 11 năm 2015, với ba phiên bản 8.0, 8.1 and 8.2. Vơi phiên bản 8.2 cuối cùng, Microsoft Dynamics CRM 2016 đổi tên thành Dynamics 365.
2.3 Microsoft Dynamics 365
Đây là phiên bản cập nhật cuối cùng vào tháng 10 năm 2018, với phiên bản số 9.1. Và cho tới hiện nay thì Microsoft Dynamics 365 vẫn rất nổi tiếng với trọng tâm về quản lý dữ liệu bản hàng, quản lý thông tin khách hàng, sản xuất, tài chính Doanh nghiệp… Microsoft Dynamics cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn.
3. Lợi ích của Dynamics 365
Có nhiều lý để khiến Dynamics 365 trở thành dịch vụ ấn tượng được tin cậy bởi hàng triệu doanh nghiệp:
3.1 Thấu hiểu khách hàng
Dynamics 365 sẽ đồng bộ hóa mọi loại dữ liệu lại với nhau để mang đến bức tranh toàn cảnh về khách hàng.
Chỉ cần vài bước đơn giản các bạn có thể cài đặt KPIs để có thể hiểu chính xác hành trình khách hàng cùng những thông tin được cập nhật theo thời gian thực.
Bạn cũng có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, để đo lường một cách dễ dàng và theo dõi tình trạng quan hệ khách hàng đang phát triển đến đâu.
3.2 Linh hoạt
Giải pháp cung cấp tính năng linh hoạt bạn chỉ trả phí những tính năng mà bạn cần. Bạn chỉ cần lo cho chi phí quản lý hàng tháng và cung cấp theo mô hình thuê bao.
Ngoài ra tính năng được nâng cấp dể dàng linh hoạt giữa các gói và tính năng được Microsoft chú trọng.
3.3 Đơn giản
Dynamics 365 quản lý theo vai trò được xây dựng trên môi trường điện toán đám mây và tính phí dựa vào thuê bao. Không cần phải cài đặt bất kỳ phần mềm nào trên máy tính. Khi bạn có thêm nhân viên chỉ cần cấp giấy phép và sử dụng tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành.
3.4 Dễ sử dụng
Dynamics 365 được phát triển độc lập trong chợ ứng dụng AppSource của Microsoft. Tại đây các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các ứng dụng mà bạn cần cho doanh nghiệp của mình. Giúp giảu pháp dể hiểu và dễ dàng sử dụng hơn. Khi nhu cầu thay đổi, bạn vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm một ứng dụng khác để hỗ trợ cho bạn.
3.5 Nhanh chóng
Dynamics 365 sẽ giúp doanh nghiệp của bạn quản lý dữ liệu khách hàng liền mạch chi tiết. Ứng dụng công nghệ vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp trở nên đơn giản hơn và kết nối dữ liệu cùng nhau ở cùng một nơi không để rơi rớt khách hàng.
Điều cốt lõi là: Mô hình quản lý dữ liệu chi sẻ giúp các phòng bạn bộ phận quản lý, chia sẻ, sử dụng dự liệu hiệu quả hơn. Nó là chất kết dính để nối các dữ liệu, quy trình lại, sau đó bạn có thể nói lời chia tay với các tháp thông tin.
3.6 Năng suất
Với sự hỗ trợ của AI, Dynamics 365 giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả hơn năng suất cao hơn vì công cụ sẽ thu thập dữ liệu cần thiết và đưa ra quyết định phù hợp nhất & các công cụ họ cần để thực hiện.
Bằng cách kết hợp ERP, CRM, Office và những ứng dụng trong đám mây của Microsoft ngoài vào thành một khối, trải nghiệm trên mô hình dữ liệu đám mây trở thành một khối dữ liệu phổ biến.
Doanh nghiệp của bạn bạn đã có cho mình một nền tảng lấy con người làm trung tâm, tạo cơ hội để nhân viên làm việc dễ dàng hơn mỗi ngày.
3.7 Bảo mật
Với các kỹ sư công nghệ hàng đầu của Microsoft, ứng dụng được phát triển trên nền điện toán đám mây với khả năng bảo mật mạnh mẽ, có thể kiểm soát truy cập dành cho các ứng dụng, dữ liệu được thiết lập trong dịch vụ Cloud, bao gồm trung tâm dữ liệu thực, mạng lưới kết nối, nền tảng dịch vụ lưu trữ, truy cập người dùng cũng như truy cập của quản trị viên.
Kết
Tóm lại, Microsoft Dynamics 365 thực sự tiềm năng để tích hợp liền mạch các ngành kinh doanh, cho phép gia tăng tính nhanh chóng của doanh nghiệp và giảm thiểu chi phí.
Chúc các bạn thành công!