Chuyển tới nội dung

Ma trận BCG | Công cụ phân tích chiến lược kinh doanh hàng đầu

ma trận bcg là gì

Theo ước tính, phần lớn các doanh nghiệp thất bại trong vòng 5 năm đầu tiên vì thiếu chiến lược kinh doanh hiệu quả. Trong khi đó, có đến hơn 85% doanh nghiệp sử dụng ma trận BCG khẳng định rằng nó đã giúp họ định hình chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng hơn.

Nếu cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế hoặc tiếp thị, chắc chắn bạn đã từng nghe qua khái niệm ma trận BCG ít nhất một lần.

Vậy ma trận BCG là gì? Cấu trúc, cách xây dựng, tầm quan trọng, ví dụ thực tiễn ra sao? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu tất tần tật.

1. Ma trận BCG là gì?

Ma trận BCG (Boston Consulting Group Matrix) là một công cụ phân tích chiến lược kinh doanh. Công cụ này giúp doanh nghiệp đánh giá tính cạnh tranh và tiềm năng phát triển của từng loại sản phẩm hoặc đơn vị kinh doanh (SBU).

Ma trận BCG dựa trên hai yếu tố chính, gồm:

  • Tốc độ tăng trưởng thị trường
  • Thị phần tương đối

Ma trận BCG được phát triển bởi Boston Consulting Group (BCG) vào những năm 1970. Trong kinh tế kinh doanh và kinh tế tài chính, ma trận BCG là một khái niệm rất phổ biến.

2. Cấu trúc của ma trận BCG

Dựa vào sự kết hợp của hai yếu tố nói trên, ma trận BCG được chia thành 02 trục. Trong đó:

  • Trục tung: Thể hiện tốc độ tăng trưởng thị trường
  • Trục hoành: Thể hiện thị phần tương đối
cấu trúc của ma trận bcg
4 Thành phần trong cấu trúc của ma trận BCG

Hai trục này chia ma trận BCG thành 04 ô – tương ứng với 4 yếu tố quan trọng trong việc đưa ra một chiến lược cụ thể. Bao gồm:

  • Ngôi sao (Stars): Các sản phẩm hoặc dịch vụ có thị phần cao và tỷ lệ tăng trưởng thị phần lớn. Chúng có tiềm năng phát triển mạnh, mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, cần đầu tư thêm để duy trì vị thế.
  • Dấu hỏi (Question Marks): Các sản phẩm hoặc dịch vụ có thị phần nhỏ nhưng có tỷ lệ tăng trưởng cao. Chúng có tiềm năng phát triển nhưng cần đầu tư thêm để tăng thị phần.
  • Bò sữa (Cash Cows): Các sản phẩm hoặc dịch vụ có tỷ lệ tăng trưởng thị trường thấp nhưng có thị phần lớn. Chúng không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận ổn định, cần khai thác hiệu quả để đầu tư cho Ngôi sao.
  • Chó (Dogs): Các sản phẩm hoặc dịch vụ có tỷ lệ tăng trưởng thị trường thấp và thị phần nhỏ. Chúng không đóng góp nhiều vào lợi nhuận, có thể cân nhắc đến việc thanh lý hoặc loại bỏ.

3. Tầm quan trọng của ma trận BCG trong doanh nghiệp

Ma trận BCG mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tác động đáng kể đến quá trình xây dựng chiến lược.

ma trận BCG trong doanh nghiệp
Ý nghĩa của ma trận BCG trong doanh nghiệp

3.1 Định vị danh mục sản phẩm

Ma trận BCG giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ. Bằng cách xác định vị trí của mỗi sản phẩm trên ma trận BCG, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tình trạng và tiềm năng phát triển của từng sản phẩm.

Từ đó, họ có thể lên phương án tập trung nguồn lực vào nhóm sản phẩm tiềm năng. Ngược lại, với những sản phẩm có lợi nhuận thấp, họ sẽ cần cân nhắc đến việc thanh lý để thu hồi vốn.

3.2 Xác định chiến lược kinh doanh

Ma trận BCG đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược phát triển cho từng sản phẩm.

Dựa trên vị trí của sản phẩm trên ma trận, doanh nghiệp có thể xác định các hướng đi khác nhau như phát triển, tăng cường thị phần, tái cấu trúc hoặc rút lui.

3.3 Phân bổ nguồn lực hợp lý

Ma trận BCG giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả dựa trên dữ liệu. Bởi lẽ, các sản phẩm ở các vị trí khác nhau trên ma trận đòi hỏi mức đầu tư và sự quản lý khác nhau.

Cụ thể, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các sản phẩm ở vị trí Ngôi sao. Đồng thời, họ cũng có thể lấy lợi nhuận từ nhóm Bò sữa để đầu tư thêm vào nhóm Ngôi sao.

3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động

Ma trận BCG cung cấp một cơ sở để đánh giá hiệu quả của chiến lược đang được triển khai. Căn cứ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi thay đổi vị trí của các sản phẩm trong ma trận theo thời gian.

  • So sánh hiệu quả giữa các sản phẩm trong ma trận
  • Xác định sản phẩm có hiệu quả và chưa hiệu quả
  • Có cơ sở để điều chỉnh và quản lý chiến lược

4. Quy trình phân tích ma trận BCG đúng chuẩn

Dưới đây là các bước cơ bản cần có trong quy trình phân tích ma trận BCG chuẩn.

quy trình phân tích ma trận tăng trưởng chia sẻ
Quy trình phân tích ma trận BCG cho doanh nghiệp

4.1 Xác định danh mục sản phẩm

Quy trình phân tích ma trận bắt đầu bằng việc xác định danh mục sản phẩm mà doanh nghiệp muốn phân tích trên ma trận. Có thể là sản phẩm, dòng sản phẩm, dịch vụ hoặc đơn vị kinh doanh (SBU).

4.2 Xác định thị trường và thị phần

Tiếp theo, là bước đánh giá kích thước và tốc độ tăng trưởng của thị trường liên quan đến sản phẩm trong danh mục. Để có được thông tin này, doanh nghiệp có thể thu thập từ nghiên cứu thị trường, báo cáo ngành và các nguồn dữ liệu thống kê.

Song song với đó, là bước xác định thị phần tương đối của mỗi sản phẩm. Thị phần có thể được tính bằng cách so sánh doanh số bán hàng, doanh thu hoặc khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp so với tổng thị phần của toàn bộ thị trường.

4.3 Vẽ ma trận BCG

Kế tiếp, hãy tiến hành vẽ một biểu đồ hai chiều. Trong đó, trục tung tương ứng với tốc độ tăng trưởng. Ngược lại, trục hoành tương ứng với thị phần tương đối.

Sau đó, trong với ô 4 vừa được vẽ, hãy điền vào các thành phần chính. Bao gồm Ngôi sao (Stars), Dấu hỏi (Question Marks), Bò sữa (Cash Cows) và Chó (Dogs).

4.4 Định vị sản phẩm trên ma trận

Tiếp theo, tiến hành đặt sản phẩm vào ô tương ứng trên ma trận dựa trên tỷ lệ tăng trưởng và thị phần tương đối. Trong đó, mỗi ô đại diện cho một loại sản phẩm với đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau.

Cụ thể, sản phẩm nằm trong ô Ngôi sao có thị phần lớn và đang hoạt động trên một thị trường đang phát triển. Các sản phẩm nằm trong ô Dấu hỏi có thị phần thấp nhưng hoạt động trong thị trường có độ phát triển nhanh. Sản phẩm trong ô Bò sữa có thị phần lớn nhưng hoạt động trong thị trường phát triển chậm. Cuối cùng, sản phẩm trong ô Chó có thị phần thấp trong thị trường phát triển chậm.

4.5 Phân tích và đánh giá

Sau khi định vị sản phẩm trên ma trận BCG, hãy tiến hành phân tích và đánh giá từng loại sản phẩm.

Cụ thể, các sản phẩm nằm trong ô Ngôi sao đòi hỏi sự đầu tư mạnh để tận dụng tốt cơ hội tăng trưởng. Sản phẩm trong ô Dấu hỏi có thể thành công nếu nhận được sự đầu tư và triển khai hợp lý. Sản phẩm trong ô Bò sữa cho lợi nhuận ổn định mà không cần đầu tư bổ sung. Cuối cùng, sản phẩm trong ô Chó có thể loại bỏ hoặc tái cấu trúc.

4.6 Đề xuất chiến lược

Cuối cùng, dựa trên phân tích và đánh giá, hãy đề xuất các chiến lược phù hợp cho quy trình kinh doanh.

Ví dụ, đối với sản phẩm thuộc ô Ngôi sao, chiến lược có thể là tăng cường đầu tư để tận dụng tiềm năng tăng trưởng. Đối với các sản phẩm nằm trong ô Dấu hỏi, chiến lược có thể là tìm kiếm cơ hội phát triển. Đối với các sản phẩm trong ô Chó, chiến lược có thể là rút lui hoặc tái cơ cấu để cắt giảm chi phí.

5. Ưu điểm và hạn chế của ma trận BCG

Mỗi sơ đồ biểu thị chiến lược kinh doanh đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Khi áp dụng ma trận, doanh nghiệp sẽ cần cân nhắc dựa trên các yếu tố và đặc thù riêng để đưa ra chiến lược phù hợp nhất.

Xét về tổng quan, điểm mạnh nhất của ma trận này đó là tính dễ sử dụng. Nó chỉ sử dụng hai yếu tố để phân loại sản phẩm và dịch vụ. Do đó, phần lớn doanh nghiệp đề có thể dễ dàng ứng dụng.

Tuy nhiên, chỉ sử dụng hai yếu tố cũng chính là điểm hạn chế của BCG. Bởi lẽ, công cụ này có thể bỏ sót các yếu tố khác như rào cản gia nhập thị trường, công nghệ, v.v.

Ưu điểm

  • Phân loại dễ dàng
  • Đơn giản và dễ sử dụng
  • Cung cấp thông tin trực quan
  • Hỗ trợ đánh giá hiệu quả hoạt động
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh

Hạn chế

  • Chỉ sử dụng hai yếu tố
  • Khó áp dụng cho tất cả các ngành
  • Cần cập nhật dữ liệu thường xuyên

6. Ứng dụng ma trận BCG trong lập chiến lược kinh doanh

Ma trận BCG là một công cụ phân tích chiến lược kinh doanh hiệu quả được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp. Dựa trên kết quả phân tích, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phù hợp cho từng sản phẩm. Từ đó, có thể lên kế hoạch tối ưu hóa danh mục đầu tư, phân bổ nguồn lực hợp lý và phương án quản lý kinh doanh phù hợp.

Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể trong lập chiến lược kinh doanh.

ứng dụng
Ứng dụng ma trận BCG trong lập chiến lược kinh doanh

6.1 Xác định ưu tiên đầu tư

Ma trận BCG giúp xác định những sản phẩm hoặc dịch vụ có tiềm năng phát triển cao và cần đầu tư mạnh (nhóm Ngôi sao).

Đồng thời, nó cũng xác định những sản phẩm hoặc dịch vụ đang tạo ra lợi nhuận ổn định (nhóm Bò sữa). Từ đó, có thể sử dụng lợi nhuận từ nhóm ổn định để đầu tư vào nhóm có tiềm năng phát triển.

6.2 Quyết định phân bổ nguồn lực

Ma trận BCG giúp doanh nghiệp xác định mức độ ưu tiên phân phối nguồn lực vào từng phân khúc. Ví dụ, nhóm Ngôi sao cần đầu tư tài chính mạnh để tăng trưởng. Trong khi đó, nhóm Chó cần giảm đầu tư hoặc loại bỏ khỏi danh mục danh mục sản phẩm.

6.3 Định hướng phát triển sản phẩm

Ma trận BCG hỗ trợ doanh nghiệp xác định chiến lược phát triển cho từng sản phẩm. Chẳng hạn các nhóm Dấu hỏi cần đầu tư nghiên cứu và phát triển để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Trong khi đó, cần cân nhắc ra quyết định duy trì hoặc loại bỏ nhóm Chó.

7. Những lưu ý khi áp dụng ma trận BCG

Ma trận BCG là công cụ hữu ích để đánh giá vị thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển của sản phẩm. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả khi áp dụng, cần lưu ý một số điểm dưới đây.

7.1 Thu thập dữ liệu chính xác

Dữ liệu chính xác là nền tảng cho một phân tích hiệu quả bằng ma trận BCG. Doanh nghiệp cần sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để đảm bảo tính chính xác và cập nhật, bao gồm:

  • Dữ liệu bán hàng nội bộ
  • Báo cáo thị trường (kinh tế)
  • Dữ liệu thống kê

7.2 Xác định đúng ranh giới ngành

Ranh giới ngành là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính chính xác của việc tính toán thị phần tương đối. Doanh nghiệp cần xác định ranh giới ngàn dưa trên:

  • Định nghĩa sản phẩm
  • Hành vi tiêu dùng
  • Sự cạnh tranh

7.3 Đánh giá chu kỳ tăng trưởng

Ma trận BCG dựa trên giả định rằng một sản phẩm sẽ trải qua các chu kỳ tăng trưởng. Bao gồm từ giai đoạn phát triển đến giai đoạn trưởng thành và sau đó là giai đoạn giảm trưởng.

Tuy nhiên, thực tế không phải sản phẩm nào cũng tuân theo mô hình này. Do đó, cần đánh giá kỹ lưỡng và xem xét các yếu tố khác như xu hướng thị trường và tình hình cạnh tranh để có cái nhìn toàn diện.

7.4 Cân nhắc các yếu tố khác

Ma trận BCG chỉ là một công cụ phân tích. Vì vậy, kết quả thu được chỉ mang tính chất tham khảo. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố khác khi đưa ra quyết định chiến lược. Điển hình như:

  • Nguồn lực sẵn có
  • Thị trường tài chính
  • Mục tiêu kinh doanh
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Mức độ chấp nhận rủi ro

8. Ví dụ về ma trận BCG của các doanh nghiệp lớn

Để làm rõ khái niệm BCG và các thông tin nói trên, chúng tôi dẫn chứng một số ví dụ về mô hình BCG của các doanh nghiệp lớn trên thế giới.

8.1 Ma trận BCG của Apple Inc

Năm 2022, công ty đã đạt được 394.33 tỷ USD doanh thu ròng. Trong đó, có gần 316.2 tỷ USD được ghi nhận cho mảng sản phẩm. Số còn lại là 78.13 tỷ USD thuộc phân khúc dịch vụ.

ví dụ của Apple
Ví dụ về ma trận BCG của Apple

Trong đó:

  • Ngôi sao là các dòng iPhone, thu về 205.49 tỷ USD.
  • Dấu hỏi là dịch vụ phát trực tuyến Apple TV, thu về 78.13 tỷ USD.
  • Bò sữa là các sản phẩm Mac, đặc biệt là Macbook, thu về 40.18 tỷ USD.
  • Chó tiếp tục là các dòng iPad với doanh thu tiếp tục giảm và tốc độ đăng tưởng thấp, thu về 20.29 tỷ USD.

8.2 Ma trận BCG của Samsung

Samsung là cũng một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Việc kinh doanh của tập đoàn trải dài trong nhiều lĩnh vực. Bao gồm điện tử tiêu dùng, đồ điện gia dụng, thiết bị di động, công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong đó:

  • Ngôi sao là các dòng smartphone Samsung S series và các dòng chip xử lý.
  • Dấu hỏi là các dòng Galaxy Tab và Galaxy Watch.
  • Bò sữa là các dòng TV thông minh và các thiết bị gia động.
  • Chó là các dòng laptop Galaxy Book.

8.3 Ma trận BCG của Coca Cola

Coca-Cola là tập đoàn nước giải khát đa quốc gia lớn nhất thế giới với danh mục sản phẩm đa dạng. Bao gồm nước ngọt có ga, nước trái cây, nước thể thao, v.v.

Trong đó:

  • Ngôi sao là sản phẩm Coca Cola truyền thống chủ lực.
  • Dấu hỏi là các dòng nước trái cây và nước thể thao mới ra mắt.
  • Bò sữa là các dòng nước ngọt có ga khác như Sprite, Fanta.
  • Chó là các sản phẩm đóng chai thủy tinh.

9. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về ma trận BCG. Hay còn được gọi mà mô hình tăng trưởng – chia sẻ.

9.1 Làm sao để vẽ ma trận BCG?

Hãy bắt đầu bằng việc vẽ trục X, Y để chia biểu đồ thành 4 phần.

9.2 Ai là người sáng tạo ra ma trận BCG?

Ma trận BCG được sáng tạo bởi Bruce Henderson, nhà sáng lập Boston Consulting Group (BCG).

9.3 Nên cập nhật ma trận BCG bao lâu một lần?

Tối thiểu mỗi năm một lần hoặc tùy theo thị trường và môi trường kinh doanh.

9.4 Đường cong kinh nghiệm trong ma trận BCG là gì?

Hiệu ứng đường cong kinh nghiệm là tỷ lệ giảm chi phí và tăng sản lượng tích lũy.

9.5 Ma trận BCG có thể áp dụng cho mọi ngành không?

Có. Nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với từng ngành để cho kết quả hữu ích nhất.

9.6 Góc phần tư nào của ma trận BCG tạo ra dòng tiền mạnh nhất?

Góc phần tư Bò sữa có dòng tiền dương lớn nhất và phục vụ 3 góc phần tư còn lại.

Kết

Nhìn chung, ma trận BCG là một công cụ phân tích chiến lược kinh doanh phổ biến trong lĩnh vực kinh tế học và kinh tế vi mô.

Tổng kết lại, ma trận BCG giúp các doanh nghiệp xác định các khía cạnh cần được ưu tiên và những khía cạnh cần loại bỏ trong danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là một công cụ phân tích. Do đó, doanh nghiệp vẫn cần kết hợp kết quả nó với các công cụ và nghiên cứu khác.

Hà Lê

"Trong hơn 4 năm viết và sáng tạo nội dung ở mảng công nghệ, tôi tin rằng sức mạnh của ngôn ngữ không chỉ nằm ở khả năng truyền đạt thông tin. Mà nó còn tạo nên sự kết nối và nhiều tác động mạnh mẽ khác. Tôi luôn đặt mình vào vị trí của bạn đọc và cập nhật kiến thức công nghệ mới mỗi ngày với mong muốn đem đến những nội dung hữu ích, giá trị nhất!"

hotline icon