Chuyển tới nội dung

Google Analytics là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GA4 chi tiết

Google Analytics là gì

Google Analytics là một phần mềm nổi tiếng phức tạp nhưng cũng cực kỳ có giá trị trong khâu quản trị website. Hiện có đến 75% website trên toàn thế giới được quản trị bởi công cụ này. Vậy Google Analytics là gì? Google Analytics 4 là gì? Doanh nghiệp cần sử dụng như thế nào mới hiệu quả?

Cùng tìm hiểu toàn bộ thông tin về Google Analytics trong bài viết này.

1. Google Analytics là gì?

Google Analytics là công cụ phân tích dữ liệu website trực tuyến do Google cung cấp. Nó còn được biết với tên gọi Google Universal Analytics hoặc GA3.

Google Analytics chủ yếu được sử dụng để theo dõi và phân tích lưu lượng truy cập trang web.

Ngoài lưu lượng, nó còn cung cấp các thông tin chi tiết về về số lần truy cập, nguồn truy cập, thời gian trung bình trên trang, tỷ lệ thoát, hành vi người dùng, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều tính năng khác.

Google Analytics được Google trình làng năm 2015, nhanh chóng trở thành công cụ phân tích website phổ biến nhất thế giới. Trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông kỹ thuật số, công cụ này đã được giới marketer nói chung và SEOer nói riêng đánh giá là một trợ thủ không thể thiếu.

2. Google Analytics 4 là gì?

Google Analytics 4 (GA4) là phiên bản mới nhất của Google Analytics, được phát hành vào năm 2020. Phiên bản kế nhiệm này sở hữu toàn bộ tính năng của GA3 ban đầu nhưng bổ sung nhiều tính năng và công nghệ mới.

Google Analytics 4 là gì
Google Analytics 4 là phiên bản mới nhất của Google Analytics

Trong đó, các tính năng mới chủ yếu tập trung vào việc cung cấp nhiều dữ liệu trong toàn bộ vòng đời của hành trình khách hàng. Hay nói cách khác, nó bao gồm cả dữ liệu sau khi có được khách hàng. Điển hình như mức độ tương tác, khả năng kiếm tiền và tỷ lệ giữ chân của họ.

Xuyên suốt kể từ khi GA4 ra mắt, Google đã tìm mọi cách thúc đẩy người dùng dịch chuyển lên phiên bản mới. Trong một thông cáo báo chí, hãng xác nhận Universal Analytics đã ngừng cập nhật và xử lý dữ liệu từ ngày 1 tháng 7 năm 2023.

Hiện nay, mọi dữ liệu từ Universal Analytics đã được chuyển lên GA4. Google cũng xác nhận rằng GA4 chính là nền tảng cung cấp dữ liệu chủ đạo. Nếu bạn đang sử dụng Google Analytics thời điểm này, khả năng cao đó là phiên bản GA4.

3. Tính năng chính của Google Analytics là gì?

Trên đây, chúng tôi đã làm rõ hai khái niệm Google Analytics là gì và Google Analytics 4 là gì. Vậy thì công cụ này có thể làm được gì, xem chi tiết các tính năng chính bên dưới.

Tính năng chính của Google Analytics là gì?
Các tính năng chính của Google Analytics

3.1 Thu thập dữ liệu

Google Analytics giúp thu thập dữ liệu chi tiết về lưu lượng truy cập trang web. Bao gồm từ số lượng lượt truy cập trang, thời gian truy cập trung bình đến vị trí của người dùng và thiết bị họ sử dụng.

Thậm chí nó còn theo dõi các hành động cụ thể mà người dùng thực hiện trên website. Chẳng hạn như nhấp chuột vào liên kết, tải xuống tệp và xem video.

Cụ thể:

  • Theo dõi lưu lượng truy cập gồm lượt truy cập trang, thời gian truy cập, tỷ lệ thoát trang
  • Theo dõi hành vi người dùng gồm nhấp chuột, cuộn trang, video được xem, trang được xem
  • Thu thập dữ liệu về vị trí, thiết bị, trình duyệt và mạng của người dùng
  • Theo dõi các chiến dịch marketing như quảng cáo trả phí

Thông qua những dữ liệu này, chủ sở hữu website có thể hiểu rõ hơn về hành vi người dùng và có phương án điều chỉnh cho phù hợp.

3.2 Phân tích dữ liệu

Không chỉ thu thập dữ liệu, Google Analytics còn giúp phân tích dữ liệu đó để có được thông tin chi tiết. Bao gồm một loạt các báo cáo về lưu lượng, hành vi người dùng và hiệu suất.

Cụ thể:

  • Báo cáo chi tiết về lưu lượng truy cập, hành vi của người dùng và hiệu suất marketing
  • Phân đoạn dữ liệu theo các tiêu chí như vị trí, thiết bị, nguồn truy cập

Căn cứ vào báo cáo, chủ sở hữu website hoặc marketer có thể xác cách người dùng tương tác với website. Đồng thời, họ còn có thể so sánh dữ liệu theo thời gian với website đối thủ hoặc lưu trữ để quản lý dữ liệu về sau.

3.3 Trực quan hóa dữ liệu

Đôi khi, một bảng dữ liệu lớn với vô số thông tin trên website có thể sẽ hơi khó hiểu. Đó là lúc tính năng trực quan hóa dữ liệu của Google Analytics phát huy tác dụng.

Công cụ này cho phép chuyển dữ liệu thô thành các biểu đồ và đồ thị minh họa dễ hiểu. Vì vậy, chủ sở hữu website có thể dễ dàng phát hiện xu hướng trên website của mình.

Trực quan hóa dữ liệu website
Google Analytics giúp trực quan hóa dữ liệu website

3.4 Tích hợp và mở rộng

Google Analytics không chỉ hoạt động như một công cụ độc lập. Tùy theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, bạn có thể tích hợp nó với Google Ads, MailChimp, thậm chí là CRM.

Nhờ vậy, marketer dễ dàng theo dõi, cập nhật và quản lý dữ liệu tiếp thị của mình tại một nơi.

3.5 Các tính năng khác

Ngoài các tính năng chính được đề cập ở trên, Google Analytics còn cung cấp một số tính năng bổ sung khác. Bao gồm:

  • Theo dõi chuyển đổi: Theo dõi khi người dùng thực hiện các hành động mong muốn, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký
  • Thử nghiệm A/B: So sánh hai phiên bản khác nhau của trang web hoặc chiến dịch marketing để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn
  • Theo dõi sự kiện: Theo dõi các hành động cụ thể của người dùng. Chẳng hạn như nhấp chuột vào nút hoặc tải xuống tệp
  • Phân tích siêu văn bản: Thu thập và phân tích dữ liệu siêu văn bản để hiểu rõ hơn về nội dung của trang web
  • Phân tích đa phương tiện: Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, video, âm thanh và nội dung đa phương tiện khác
  • Khả năng tùy chỉnh: Cho phép tùy chỉnh Google Analytics để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp

4. Những chỉ số quan trọng cần chú ý trong Google Analytics

Trong Google Analytics, có nhiều chỉ số quan trọng mà bạn nên chú ý để đánh giá hiệu suất và hiểu rõ hơn về hành vi người dùng trên website. Dưới đây là một số chỉ số quan trọng cần chú ý.

4.1 Lưu lượng truy cập

  • Pageviews: Số lần trang web được xem
  • Users: Số lượng người truy cập trang web
  • Sessions: Số lượt truy cập của người dùng trên trang web
  • Traffic Sources: Xác định người dùng đến trang web của bạn từ đâu

4.2 Hành vi người dùng

  • Average Session Duration: Thời gian trung bình mà người dùng dành cho mỗi trang web
  • Bounce Rate: Tỷ lệ người dùng chỉ xem một trang và sau đó rời khỏi website
  • Conversion Rate: Tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn
  • Top Landing Pages: Các trang web được truy cập nhiều nhất

4.3 Hiệu quả marketing

  • Average Conversion Value: Doanh thu trung bình thu được từ mỗi lượt chuyển đổi
  • ROI: Lợi nhuận thu được từ chiến dịch marketing so với chi phí đầu tư
  • Most Effective Marketing Channels: Kênh marketing mang lại nhiều lưu lượng truy cập, chuyển đổi và doanh thu nhất

5. Ưu và nhược điểm của Google Analytics

Trong số các công cụ phân tích web phổ biến, Google Analytics là cái tên nổi bật được dùng rộng rãi. Tuy nhiên, như bất kỳ một công cụ nào khác, Analytics cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Xem chi tiết bên dưới.

5.1 Ưu điểm

  • Miễn phí: Có phiên bản miễn phí dành cho mọi người, chỉ cần đăng ký tài khoản để sử dụng
  • Đa chức năng: Bao gồm theo dõi lượt truy cập, lượng truy cập, nguồn khách hàng, mục tiêu hoạt động, tạo báo cáo và hơn thế nữa
  • Khả năng tích hợp: Tích hợp tốt với các công cụ có liên quan như Google Ads và Google Data Studio
  • Quy mô lớn: Có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn trên các website có lượng truy cập khủng
  • Cộng động người dùng: Sở hữu cộng đồng người dùng lớn mạnh và nguồn tài nguyên hỗ trợ phong phú

5.2 Nhược điểm

  • Khó tùy chỉnh: Việc tùy chỉnh và cấu hình có thể phức tạp với những người dùng không có kỹ năng kỹ thuật
  • Khả năng cập nhật: Dữ liệu thường có độ trễ nên không phản ánh ngay lập tức các hoạt động mới nhất trên website
  • Phụ thuộc vào cookie: Vì sử dụng cookie để theo dõi nên kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi các cài đặt trình duyệt hoặc quyền riêng tư của người dùng

6. So sánh Google Analytics và Google Analytics 4

Với sự ra đời của Google Analytics 4 (GA4), nhiều người dùng không khỏi băn khoăn về những khác biệt so với phiên bản cũ. Để làm rõ khúc mắc này, hãy tham khảo bảng so sánh nhanh bên dưới.

Google Analytics 4 (GA4) Google Analytics (GA3)
Mô hình dữ liệu Sự kiện (event-based) Trang (pageview-based)
Theo dõi đa nền tảng Có tích hợp sẵn Cần tùy chỉnh
Định danh người dùng Sử dụng ID người dùng duy nhất và ID sự kiện Sử dụng cookie và ID duy nhất của khách truy cập
Thời gian thực Không
Phân tích trực quan Cần sử dụng Google Data Studio
Tự động theo dõi sự kiện Không
Hỗ trợ AI/ML Tích hợp tính năng dự báo và phân tích đám mây của Google Không
Quảng cáo Google Ads
Theo dõi chuyển đổi Theo dõi mục tiêu và chuyển đổi tự động Cần cấu hình mục tiêu và chuyển đổi tùy chỉnh
Phân tích đám mây Tích hợp tính năng phân tích đám mây của Google Không
Báo cáo Trình tạo báo cáo linh hoạt và khả năng truy vấn dữ liệu Trình tạo báo cáo linh hoạt và khả năng truy vấn dữ liệu

7. So sánh Google Analytics với các đối thủ khác

Thực tế, Kissmetric và Adobe Analytics cũng là những công cụ nổi bật nên xem xét. Trong đó:

  • Kissmetrics chủ yếu tập trung vào phân tích hành vi người dùng. Nhiệm vụ chính là giúp bạn hiểu rõ hơn về cách từng người dùng tương tác với website.
  • Adobe Analytics là giải pháp phân tích đa chiều. Nó cung cấp dữ liệu chi tiết về hành vi người dùng, mọi chỉ số trên website và sở hữu nhiều tính năng nâng cao.

So sánh với Google Analytics, Kissmetric còn khá “đơn điệu” vì chỉ tập trung vào hành vi người dùng. Trong khi đó, Google Analytics hiện còn thể hiện cả lưu lượng truy cập, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số khác.

Đối đầu với Google Analytics, Adobe Analytics nổi bật hơn thấy rõ. Công cụ này có nhiều tính năng nâng cao mà Google Analytics không có. Chẳng hạn tính năng phân tích Attribution giúp xác định kênh tiếp thị nào thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi. Tuy vậy, cần lưu ý rằng bạn có thể sử dụng Google Analytics miễn phí. Trong khi đó, bạn phải chi ít nhất $20.000/năm để dùng Adobe Analytics.

Xem bảng so sánh nhanh bên dưới.

Google Analytics Kissmetrics Adobe Analytics
Chi phí Miễn phí Từ $24/tháng Từ $20.000/năm
Nguồn lưu lượng
Tỷ lệ chuyển đổi
Hành vi người dùng
Quảng cáo Giới hạn Không giới hạn Không giới hạn
Thời gian thực
Đa kênh
Attribute
Nội dung
Tích hợp
API
Độ phức tạp Trung bình Trung bình Cao
Bảo mật Đảm bảo bởi Google Đảm bảo bởi Kissmetrics Đảm bảo bởi Adobe

8. Hướng dẫn tạo tài khoản Google Analytics

Tạo tài khoản là bước bắt buộc để sử dụng Google Analytics. Quá trình đăng ký sử dụng hoàn toàn miễn phí với người dùng cá nhân. Tuy nhiên, sẽ hơi phức tạp với những người mới bắt đầu.

Dù vậy, nó cũng không yêu cầu bạn phải có kiến thức tin học, kỹ thuật phần mềm hoặc tương tự. Xem hướng dẫn bên dưới.

8.1 Tạo tài khoản Google (nếu chưa có)

Bạn có có một tài khoản Google để đăng ký Google Analytics. Nếu đã có, hay bỏ qua bước này.

Nếu chưa, đăng ký tài khoản Google theo hướng dẫn bên dưới.

Bước 1. Truy cập vào website của Google, chọn Create an account (Tạo tài khoản)

Cách tạo tài khoản Google Analytics
Cách tạo tài khoản Google

Bước 2. Nhập tên, địa chỉ email và mật khẩu mong muốn

Bước 3. Nhấn Next (Tiếp tục)

Bước 4. Thêm ngày sinh, giới tính và số điện thoại

Bước 5. Nhấn Next (Tiếp tục) và xác nhận đồng ý với điều khoản dịch vụ của Google

Bước 6. Nhấp vào Create an account (Tạo tài khoản) để hoàn tất

8.2 Tạo tài khoản Google Analytics

Khi đã có tài khoản Google, thực hiện các bước sau để đăng ký tài khoản Analytics.

Bước 1. Truy cập trang web https://analytics.google.com/analytics/attribution/onboarding

Bước 2. Nhấp vào Get started (Bắt đầu miễn phí)

Bước 3. Đăng nhập bằng tài khoản Google

Bước 4. Chấp nhận điều khoản dịch vụ và chính sách bảo mật của Google Analytics

Bước 5. Nhấn Next (Tiếp tục)

8.3 Nhận mã theo dõi

Sau khi chọn các tùy chọn cài đặt, bạn sẽ nhận được mã theo dõi của Google Analytics. Đây là mã JavaScript mà bạn cần thêm vào trang web của bạn để Google Analytics có thể thu thập dữ liệu.

Bước 1. Nhập địa chỉ URL website

Bước 2. Chọn ngành nghề kinh doanh

Bước 3. Nhấp vào Get tracking ID (Lấy mã theo dõi)

Lấy mã theo dõi
Lấy mã theo dõi

8.4 Thêm mã theo dõi

Sau khi nhận được mã theo dõi, hãy thêm nó vào tất cả các trang web mà bạn muốn theo dõi trong Google Analytics.

Để thực hiện, hãy chèn mã theo dõi vào mã nguồn HTML của website hoặc sử dụng một plugin để thêm mã theo dõi tự động.

8.5 Xác minh cài đặt

Sau khi thêm mã theo dõi vào trang web, hãy kiểm tra xem việc cài đặt đã thành công hay chưa.

Bước 1. Đăng nhập vào tài khoản

Bước 2. Chọn website cần xác minh

Bước 3. Nhấp vào Administrator (Quản trị viên), chọn Property information (Thông tin tài sản)

Bước 4. Nhấp vào Verify installation (Xác minh cài đặt)

Bước 5. Nhấn Next 2 lần để hoàn tất xác minh

9. Hướng dẫn sử dụng Google Analytics

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Google Analytics cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Tùy theo nhu cầu thực tế, bạn có thể khai thác chi tiết các tính năng sâu hơn. Các thao tác này chủ yếu được thực hiện bởi nhà phát triển web hoặc phát triển phần mềm.

9.1 Đăng nhập tài khoản

Truy cập vào trang web chính thức của Google Analytics tại https://analytics.google.com/. Sau đó đăng nhập vào tài khoản Google Analytics đã đăng ký của bạn.

9.2 Truy cập vào giao diện quản lý

Sau khi đăng nhập thành công, bạn sẽ được chuyển đến giao diện quản lý. Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các tài khoản, thuộc tính và báo cáo đã được tạo như hình minh họa bên dưới.

xem báo cáo trong GA
Xem báo cáo trong GA4

9.3 Chọn tài khoản và thuộc tính

Nếu bạn có nhiều tài khoản và thuộc tính, hãy chọn tài khoản và thuộc tính cần xem dữ liệu. Bạn có thể chọn tài khoản và thuộc tính từ menu xổ xuống ở góc trên bên trái của giao diện quản lý.

9.4 Xem báo cáo

Google Analytics cung cấp nhiều báo cáo phù hợp với thời đại công nghệ kỹ thuật số. Dưới đây là một số báo cáo chính mà cơ bản.

  • Overview: Tổng quan về lượt truy cập, người dùng, tỷ lệ thoát và các chỉ số khác quan trọng
  • Users: Thông tin về người dùng truy cập trang web của bạn. Bao gồm số lượng người dùng, số lần truy cập, nguồn lưu lượng và thông tin định tuyến
  • Geo: Hiển thị thông tin về địa điểm địa lý của người truy cập theo quốc gia và thành phố
  • Acquisition: Nguồn lưu lượng mà người dùng tìm thấy trang web của bạn. Bao gồm tìm kiếm tự nhiên, quảng cáo trực tuyến, trực tiếp và xã hội
  • Behavior: Hành vi của người dùng trên trang web của bạn. Bao gồm các trang được xem nhiều nhất, thời gian trung bình trên trang
  • Goals: Hiệu quả của các mục tiêu đã được thiết lập trên website. Bao gồm tỷ lệ chuyển đổi và doanh số

10. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về Google Analytics là gì.

10.1 Google Analytics có miễn phí không?

Có. Google Analytics có phiên bản miễn phí cho người dùng.

10.2 Tôi có thể tạo báo cáo tự động không?

Có. Bạn có thể tạo báo cáo tự động để nhận thông báo định kỳ về dữ liệu.

10.3 Google Analytics có giới hạn nào không?

Có nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến website nhỏ và trung bình. Các giới hạn bao gồm số lượng lượt truy cập hàng tháng, số lượng thuộc tính và số lượng mục tiêu theo dõi.

10.4 Web Beacons trong Google Analytics là gì?

Web Beacons là những đoạn mã nhỏ được thêm vào trang web để theo dõi lượt truy cập và hành vi của người dùng.

HTTP cookie là đoạn mã nhỏ được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng. Trình duyệt sẽ gửi cookie này về máy chủ của trang web mỗi lần người dùng truy cập. Google Analytics sử dụng cookie để theo dõi và phân tích hành vi người dùng trên trang web.

10.6 Google Analytics có khả dụng trên mạng toàn cầu không?

Có. Bạn có thể sử dụng ở mọi nơi và mọi trang mạng, miễn có kết nối Internet.

10.7 Google Analytics có phù hợp cho website thương mại điện tử không?

Có. Google Analytics rất phù hợp cho website thương mại điện tử.

Kết

Hơn một thập kỷ trước là thời điểm doanh nghiệp đua nhau sở hữu một website cho riêng mình. Nhưng giờ đây, khi thị trường website trở nên bão hòa, việc làm thế nào để tối ưu website nhằm thu hút khách hàng và mang lại lợi nhuận lại là một cuộc đua khắc nghiệt hơn nữa. Đó là lý do vì sao Google Analytics đang ngày càng nhận được sự tín nhiệm.

Tóm lại, Google Analytics là một phần quan trọng trong quản lý công nghệ thông tin và kinh tế thông tin. Phần mềm này giúp các nhà quản lý thu thập, phân tích dữ liệu về hoạt động trang web và hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng.

Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ thông tin về Google Analytics là gì. Mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Hà Lê

"Trong hơn 4 năm viết và sáng tạo nội dung ở mảng công nghệ, tôi tin rằng sức mạnh của ngôn ngữ không chỉ nằm ở khả năng truyền đạt thông tin. Mà nó còn tạo nên sự kết nối và nhiều tác động mạnh mẽ khác. Tôi luôn đặt mình vào vị trí của bạn đọc và cập nhật kiến thức công nghệ mới mỗi ngày với mong muốn đem đến những nội dung hữu ích, giá trị nhất!"

hotline icon