Chuyển tới nội dung

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp | Lợi ích và giải pháp

  • bởi
chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Thuật ngữ chuyển đổi số đang không còn là xu hướng nữa, mà nó đang trở thành “áp lực” cho hầu hết các nhà lãnh đạo. Vậy chuyển đổi số trong doanh nghiệp thực chất là gì? Có phải chỉ đơn giản là chuyển đổi sang sử dụng công nghệ đám mây hay trí tuệ nhân tạo?

Và liệu chuyển đổi số có thật sự là con đường bắt buộc mọi doanh nghiệp muốn phát triển, đều phải đi?

Để giảm sự căng thẳng cho bạn, chúng tôi có thể chia sẻ thế này: chuyển đổi số với sự trợ lực mạnh mẽ của hàng loạt công nghệ tiên tiến hiện nay, đã không còn quá khó khăn nữa. Vấn đề là các nhà lãnh đạo cần hiểu được vì sao doanh nghiệp cần chuyển đổi số và cần làm gì để quá trình này đạt hiệu quả mà không phải đánh đổi.

Nội dung bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

1. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là việc kết hợp các công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, kinh doanh và quản lý của tổ chức. Mục đích của chuyển đổi số là tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng với thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Cần nhấn mạnh, chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ đơn giản là “phá bỏ” cách làm việc truyền thống và thủ công để chuyển sang công nghệ để mang lại nhiều lợi ích về chi phí và kinh doanh hơn.

Thay vào đó, nó ngụ ý cho sự thay đổi toàn diện về cả công nghệ và cách mọi người nghĩ về việc tận dụng công nghệ.

Ví dụ, việc chuyển lưu trữ dữ liệu trên máy tính lên các dịch vụ online như Google Docs, Google Drive không chỉ là sử dụng công nghệ, mà còn là đang nói đến việc: thay đổi cách thức lưu trữ và cộng tác giữa mọi người trong tổ chức.

2. Vì sao doanh nghiệp cần chú trọng chuyển đổi số?

lợi ích của chuyển đổi số
Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp

Một số lợi thế được liệt kê nhanh dưới đây sẽ cho thấy sự quan trọng của việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp:

  • Nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng
  • Nhanh nhẹn, thích ứng với thị trường
  • Tăng hiệu suất làm việc
  • Tăng lợi thế cạnh tranh
  • Hoạt động hiệu quả hơn
  • Quản lý tài nguyên doanh nghiệp tốt hơn
  • Dễ dàng đổi mới
  • Bảo mật cao
  • Giảm thiểu chi phí
  • Giảm thiểu sai phạm do con người

Dưới đây sẽ một số lợi ích cốt lõi nhất:

2.1 Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Với sự phát triển đa dạng của công nghệ, trải nghiệm và kỳ vọng của khách hàng cũng ngày càng cao. Khách hàng mong đợi các doanh nghiệp cung cấp các trải nghiệm mua sắm liền mạch trên nhiều kênh và dễ dàng hơn.

Ví dụ, bạn cần tối ưu website và trải nghiệm mua hàng trên thiết bị di động, thay vì chỉ trên máy tính như trước đây.

Việc triển khai các giải pháp công nghệ số cho phép tương tác được cá nhân hóa, giao dịch liền mạch và phản hồi khách hàng nhanh hơn, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

2.2 Cải thiện hiệu quả kinh doanh

Công nghệ đi liền với tối ưu hóa, thông minh và đơn giản hóa. Chuyển đổi số có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của doanh nghiệp bằng cách tự động hóa các quy trình thủ công, giảm sai sót và cải thiện năng suất.

Ví dụ: việc áp dụng các giải pháp dựa trên đám mây có thể cho phép nhân viên truy cập dữ liệu và cộng tác hiệu quả hơn từ mọi nơi trên thế giới.

2.3 Tạo lợi thế cạnh tranh

Nhiều doanh nghiệp có thể tận dụng các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, machine learning, Big Data và Internet of Thing để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, hợp lý hóa hoạt động và cải thiện việc ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu thật.

Phần lớn các phần mềm công nghệ hiện đại hiện nay như Zoho CRM, Zoho Marketing Plus, Microsoft 365,… đều đang làm rất tốt vai trò này. Càng có nhiều công nghệ hiện đại hỗ trợ, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

2.4 Tiết kiệm chi phí

Các nhà lãnh đạo có thể thấy điều này hơi phi lý khi chi phí cho công nghệ là không hề rẻ. Tuy nhiên, tiết kiệm chi phí khi chuyển đổi số là nói đến:

  • Giảm thiểu các hoạt động thủ công và chi phí cho nguồn nhân lực
  • Tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất của cả tập thể
  • Giảm chi phí đầu tư phần cứng cồng kềnh
  • Giảm thiểu rủi ro về rò rỉ dữ liệu

Ví dụ: bằng cách sử dụng các phần mềm làm việc và lưu trữ dữ liệu online như Google Workspace, doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư phần cứng và giảm nhu cầu lưu trữ vật lý.

2.5 Bảo mật nâng cao

Chuyển đổi số thường được kết hợp với các giao thức bảo mật mạnh mẽ, cải thiện tình trạng bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp. Các biện pháp bảo mật nâng cao như: xác thực đa yếu tố, mã hóa và phân quyền người dùng.

Có thể nói, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn và giảm thiểu nguy cơ vi phạm dữ liệu.

2.6 Thích ứng tốt với thị trường

Công nghệ số có thể giúp các doanh nghiệp linh hoạt và thích ứng nhanh hơn, cho phép doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp có tốc độ thích ứng chậm hơn.

Ngoài ra, chuyển đổi số cung cấp các giải pháp có thể mở rộng, cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động và tiếp cận thị trường mới hiệu quả hơn.

3. Các giai đoạn khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Mặc dù mỗi doanh nghiệp đều mang đặc thù riêng, tuy nhiên vẫn sẽ có bài toán chuyển đổi số chung. Mat Ma Technology sẽ giúp bạn định hình kế hoạch qua 5 giai đoạn chính dưới đây:

các giai đoạn chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Các giai đoạn chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Nghiên cứu thị trường

Thực chất ở thời điểm hiện tại, hầu hết các tổ chức đều đã chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ lên môi trường số.

Thế nên ở giai đoạn này, dựa trên lĩnh vực kinh doanh và quy mô của tổ chức, chủ doanh nghiệp cần phân tích xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và quy trình nội bộ để xác định các lĩnh vực cần chuyển đổi số trong tổ chức.

Giai đoạn 2: Lựa chọn giải pháp

Đầu tư đúng vào giải pháp số là rất quan trọng. Đặc biệt với các doanh nghiệp trước nay ít áp dụng công nghệ vào công việc.

Ở giai đoạn này, chủ doanh nghiệp cần lựa chọn các giải pháp công nghệ đạt được những tiêu chí sau:

  • Nên ưu tiên các phần mềm công nghệ uy tín, độ tin cậy cao, linh hoạt trong chuyển đổi
  • Các phần mềm công nghệ cho phép dùng thử
  • Đội ngũ kỹ thuật và hỗ trợ giàu kinh nghiệm, có đủ kỹ năng để hỗ trợ
  • Phù hợp với ngân sách hiện có

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng phải đánh giá khả năng triển khai trong tổ chức. Ví dụ, nó quá phức tạp hoặc quá khó để nhân viên sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Giai đoạn 3: Triển khai và tích hợp

Giai đoạn này liên quan đến việc triển khai các công nghệ mới, tích hợp với các hệ thống hiện có và đảm bảo an toàn dữ liệu.

Tổ chức có thể thí điểm trên một phận hoặc một nhóm nhỏ, trước khi sử dụng cho toàn bộ công ty.

Mục tiêu của giai đoạn này là nâng cao hiệu quả lưu trữ và truy cập thông tin, đồng thời giảm thiểu chi phí vận hành.

Ví dụ: Lưu trữ dữ liệu khách hàng vào hệ thống CRM; chuyển dữ liệu từ máy tính lên Google Drive; chuyển đổi hệ thống gọi tại chỗ sang gọi online,…

Giai đoạn 4: Giám sát và cải tiến liên tục

Cuối cùng, chuyển đổi kỹ thuật số không phải là một quá trình chỉ diễn ra một lần. Đó là một hành trình liên tục đòi hỏi phải theo dõi, điều chỉnh và cải tiến liên tục.

Thường xuyên đo lường tiến độ so với các mục tiêu đã thiết lập, xác định và giải quyết kịp thời các vấn đề cũng như liên tục tinh chỉnh các quy trình là không thể thiếu để duy trì đà chuyển đổi.

Ngoài 4 giai đoạn trên, song song đó doanh nghiệp cũng cần:

  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
  • Đảm bảo an ninh mạng
  • Xây dựng văn hóa số

Chuyển đổi số không phải là hành động diễn ra chỉ sau một đêm. Để có thể chuyển đổi số trong doanh nghiệp thành công, cần xây dựng một lộ trình dài hạn.

4. Những thách thức cần vượt qua trong quá trình chuyển đổi số

Dưới đây là một số rào cản chính, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuyển đổi số. Hi vọng dựa vào các vấn đề dưới đây, tổ chức có thể tìm cách khắc phục và vượt qua các rào cản này để chuyển đổi số thành công:

Các vấn đề Các vấn đề
Thiếu nguồn lực ứng dụng công nghệ số 85,2%
Thiếu cơ sở hạ tầng để triển khai 81%
Thiếu nhân lực chuyên trách tiếp cận công nghệ 77%
Thiếu chuyên gia hoặc công ty đáng tin cậy, đủ năng lực 65%
Thiếu chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ số 60,1%
Trở ngại trong việc tích hợp công nghệ số 38,5%
Lãnh đạo thiếu mạnh dạn, chần chừ >32%

5. Các giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều giải pháp chuyển đổi số khác nhau được cung cấp trên thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số cách chuyển đổi số trong doanh nghiệp:

5.1 Giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM)

CRM là nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý thông tin khách hàng thông minh hơn, chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn.

Giao diện Zoho CRM
Zoho CRM đang là một trong các phần mềm CRM số 1 hiện nay

Hầu hết các giải pháp CRM giúp doanh nghiệp:

  • Thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả.
  • Cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách cá nhân hóa.
  • Giúp doanh nghiệp quản lý quy trình bán hàng từ đầu đến cuối, từ việc tạo leads đến việc chốt deals.
  • Tăng cường trải nghiệm khách hàng.
  • Cung cấp công cụ giúp đội Sales tiết kiệm thời gian, xây dựng quy trình và chốt deal hiệu quả hơn.

Một số giải pháp CRM phổ biến bao gồm Salesforce, Zoho CRM, HubSpot, Microsoft Dynamics 365,…

5.2 Giải pháp quản lý dự án

Các phần mềm quản lý dự án hiệu quả sẽ giúp các nhóm cộng tác với nhau dễ dàng hơn. Và nó cũng giúp chủ doanh nghiệp đánh giá được hiệu suất của nhân viên dựa trên số liệu, thay vì cảm tính.

Giao diện Microsoft Project
Giao diện Microsoft Project – phần mềm quản lý dự án hàng đầu hiện nay

Một số lợi ích mà các phần mềm quản lý dự án mang lại:

  • Giúp doanh nghiệp lập kế hoạch, quản lý và theo dõi tiến độ các dự án.
  • Giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ thông tin, cập nhật tiến độ và cộng tác với nhau trong các nhiệm vụ.
  • Lưu trữ tất cả các tài liệu và thông tin liên quan đến dự án ở một nơi tập trung, giúp các thành viên trong nhóm dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin.
  • Giúp giảm thiểu sai sót và lãng phí, từ đó tiết kiệm chi phí.
  • Cho phép tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo rằng các nguồn lực được sử dụng hiệu quả nhất có thể.
  • Đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng hạn, theo ngân sách và đáp ứng mong đợi của khách hàng.

Một số giải pháp quản lý dự án phổ biến bao gồm Asana, Trello, Zoho Projects, Microsoft Project, Monday.com,…

5.3 Giải pháp quản lý tài liệu dựa trên đám mây

Việc lưu trữ dữ liệu trên đám mây mang lại nhiều lợi ích cực lớn so với cách lưu trữ truyền thống như trước đây. Cụ thể:

  • Giúp doanh nghiệp lưu trữ, quản lý và chia sẻ tài liệu một cách an toàn và hiệu quả
  • Cho phép doanh nghiệp truy cập tài liệu từ mọi nơi, mọi lúc
  • Cho phép nhân viên linh hoạt sử dụng dữ liệu và cộng tác cùng nhau dù ở bất cứ đâu
  • Giảm thiểu rủi ro xóa nhầm dữ liệu vĩnh viễn khi lưu trên máy tính
  • Bảo mật tốt hơn

Một số giải pháp quản lý tài liệu phổ biến bao gồm Google Drive, Dropbox, Microsoft SharePoint, v.v.

Giao diện Google Drive trên iOS
Có thể sử dụng Google Drive trên mọi thiết bị

5.4 Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Tự động hóa các quy trình thủ công, tốn thời gian, giúp nhân viên tập trung vào các công việc có giá trị cao hơn.
  • Phân tích dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và chính xác hơn con người, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
  • Có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cung cấp cho khách hàng những gì họ muốn và cần.
  • Thay thế và trợ giúp con người ở nhiều hoạt động lặp lại mất thời gian, tiết kiệm nguồn nhân lực

Làn sóng AI đang len lỏi vào hầu các hoạt động doanh nghiệp. Có thể kể đến ChatGPT, Google Gemini, Claude, Sparrow, LaMDA, Character AI. Microsoft Copilot…

5.5 Bộ ứng dụng cộng tác

Làm việc liền mạch và thống nhất trải nghiệm trên một bộ ứng dụng cho toàn bộ tổ chức đang trở thành xu hướng. Các bộ ứng dụng đầy đủ các công cụ và chức năng cũng được nhiều tổ chức chọn để chuyển đổi số.

Một số bộ ứng dụng nổi bật nhất hiện nay là Google Workspace, Microsoft 365, Zoho Workplace và Dropbox Business.

google workspace
Các phần mềm được tích hợp trong Google Workspace

Lợi ích của giải pháp này gồm:

  • Có đầy đủ các công cụ cho mọi hoạt động cốt lõi gồm giao tiếp, lưu trữ dữ liệu, email, cộng tác, gọi thoại và video,…
  • Trải nghiệm sử dụng liền mạch các công cụ, truy cập một lần vào tất cả các ứng dụng
  • Truy cập dễ dàng trên nhiều thiết bị và mọi lúc mọi nơi
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với mua các phần mềm ứng dụng riêng lẻ

5.6 Giải pháp thanh toán trực tuyến

Các giải pháp thanh toán online mang lại trải nghiệm hài lòng hơn cho khách hàng. Giúp doanh nghiệp:

  • Nhận thanh toán trực tuyến từ khách hàng một cách an toàn và tiện lợi
  • Cho phép doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Một số giải pháp thanh toán trực tuyến phổ biến bao gồm OnePay, MoMo, VNPay,…

5.7 Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng (SCM)

Giải pháp quản lý chuỗi cung ứng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Quản lý hiệu quả quy trình chuỗi cung ứng, từ việc mua nguyên vật liệu đến việc giao hàng thành phẩm cho khách hàng.
  • Giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh.
  • Theo dõi và giám sát các hoạt động trong chuỗi cung ứng một cách chặt chẽ.
  • Xác định và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Xác định và quản lý các rủi ro trong chuỗi cung ứng, chẳng hạn như rủi ro gián đoạn nguồn cung ứng, rủi ro chất lượng sản phẩm, v.v.

Một số giải pháp SCM phổ biến bao gồm SAP Supply Chain Management, Oracle Supply Chain Management, JDA Supply Chain Management,…

5.8 Giải pháp quản trị nhân sự

Con người luôn là tài sản quý giá của mọi tổ chức. Việc số hóa các quy trình quản lý và chăm sóc nhân viên cũng nên được ưu tiên. Các phần mềm quản trị nhân sự sẽ hỗ trợ bạn. Một số lợi ích phải kể đến như:

  • Giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các hoạt động nhân sự. Bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, quản lý lương bổng, đánh giá hiệu suất,…
  • Cho phép doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài. Nâng cao năng suất lao động và tăng cường văn hóa doanh nghiệp.
  • Giúp tự động hóa các quy trình nhân sự thủ công tốn thời gian như quản lý hồ sơ nhân viên, chấm công, tính lương, thưởng,…
  • Cung cấp các công cụ hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân viên như xây dựng chương trình đào tạo, quản lý quá trình đào tạo, đánh giá hiệu quả đào tạo,…
  • Cung cấp các công cụ hỗ trợ quản lý hiệu suất nhân viên như đặt mục tiêu, đánh giá hiệu suất, phản hồi hiệu quả công việc, v.v.

Một số giải pháp quản lý nhân sự phổ biến bao gồm SAP HCM, Oracle HCM Cloud, Workday HCM, Zoho People,…

6. Các case study ứng dụng thành công chuyển đổi số

Nhiều công ty hàng đầu thế giới đã có những trường hợp chuyển đổi số và mang lại hiệu quả. Cùng tìm hiểu:

6.1 NIKE

NIKE, thương hiệu hàng đầu về giày thể thao, hiện đang tập trung vào thiết bị di động.

Nike chuyển đổi số
NIKE – một trường hợp chuyển đổi số thành công

NIKE đã tập trung vào việc sử dụng AI, blockchain, NFT, robot, metaverse, tiền điện tử, thương mại điện tử, trò chơi và thực tế ảo để chuyển đổi kỹ thuật số các hoạt động của mình.

Ứng dụng di động của công ty (SNKRS) giúp chọn giày tốt nhất dựa trên kết quả quét chân.

Bản đồ 13 điểm của bàn chân được tạo ra bằng cách quét bàn chân. Ngoài ra, ứng dụng còn cung cấp cho công ty những thông tin có giá trị. Để thực hiện các dự án giày dép trong tương lai.

6.2 Amazon

Amazon bắt đầu như một cửa hàng sách trực tuyến.

Sau đó, Amazon đã mở rộng sang các lĩnh vực bán lẻ khác như quần áo, đồ điện tử, thực phẩm,…

Amazon cũng phát triển các dịch vụ điện toán đám mây (Amazon Web Services) và trí tuệ nhân tạo (Amazon Alexa).

Nhờ sự đổi mới và chuyển đổi số thành công, Amazon đã trở thành một trong những công ty giá trị nhất thế giới.

6.3 Alibaba

Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử lớn của Trung Quốc. Alibaba sở hữu các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng như Taobao, Tmall,…

Alibaba cũng phát triển các dịch vụ thanh toán di động (Alipay) và dịch vụ điện toán đám mây
(Alibaba Cloud).

Nhờ vậy, Alibaba đã trở thành một trong những công ty lớn nhất Trung Quốc.

6.4 Walmart

Walmart là một tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới. Walmart đã đầu tư mạnh mẽ vào chuyển đổi số. Từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động và trải nghiệm khách hàng.

Walmart sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và robot để tự động hóa các quy trình, phân tích dữ liệu khách hàng và cải thiện quản lý hàng tồn kho.

Walmart cũng phát triển các dịch vụ mua sắm trực tuyến và giao hàng tận nhà để cạnh tranh với các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon.

7. Mat Ma Technology: Nhà cung cấp các giải pháp chuyển đối số đáng tin cậy cho doanh nghiệp

Tại Mat Ma Technology, chúng tôi hoạt động theo phương châm: “Chỉ cung cấp cho khách hàng những gì đã và đang sử dụng”. Nghĩa là, chúng tôi đã và đang chuyển đổi số cho toàn bộ tổ chức – bằng chính các giải pháp mà chúng tôi cung cấp.

Giới thiệu Mat Ma Technology
Mat Ma Technology – đối tác công nghệ đáng tin cậy của bạn

Cụ thể:

  • Bộ ứng dụng cộng tác và làm việc liền mạch: Google Workspace, Microsoft 365, Zoho Workplace
  • Phần mềm quản lý khách hàng: Zoho CRM, Zoho CRM Plus
  • Phần mềm quản lý dự án: Zoho Projects
  • Phần mềm quản lý nhân sự: Zoho People
  • Trí tuệ nhân tạo AI: Google Gemini, Microsoft Copilot

Và hàng loạt các phần mềm công nghệ khác của Google, Microsoft và Zoho đã được chứng thực toàn cầu.

Chúng tôi tin rằng luôn có giải pháp cho vấn đề của bạn. Liên hệ với Mat Ma Technology để được tư vấn nhé.

8. Các câu hỏi về chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Giải đáp nhanh các trăn trở liên quan việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp:

8.1 Tại sao chuyển đổi số lại quan trọng với doanh nghiệp?

Chuyển đổi số có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Nó giúp tăng hiệu quả thông qua tự động hóa các quy trình làm việc và giảm bớt công việc thủ công. Cuối cùng dẫn đến tiết kiệm chi phí. Sự chuyển đổi này giúp tổ chức của bạn hoạt động hiệu quả hơn, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và nâng cao năng suất.

8.2 Tôi có thể gặp những thách thức gì khi chuyển đổi số?

Những thách thức trong chuyển đổi số có thể bao gồm việc nhân viên phản đối sự thay đổi. Hay thiếu các kỹ năng cần thiết. Và các vấn đề liên quan đến khả năng tương thích của hệ thống. Giải quyết những thách thức này là rất quan trọng để có một sáng kiến ​​chuyển đổi kỹ thuật số thành công.

8.3 Các trụ cột của chuyển đổi số là gì?

Trong chuyển đổi số, có 4 yếu tố cốt lõi tác động đến sự thành công của quá trình này:

  • Con người
  • Khả năng lãnh đạo
  • Công nghệ
  • Văn hóa

8.4 Chi phí chuyển đổi kỹ thuật số là bao nhiêu?

Những nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số có thể khá tốn kém. Nhưng nếu được thực hiện đúng cách, có thể tiết kiệm chi phí rất lớn theo thời gian. Trong năm 2023, các tổ chức đã chi khoảng 2,3 nghìn tỷ USD cho các dự án chuyển đổi số.

8.5 Ai đóng vai trò thúc đẩy các dự án chuyển đổi kỹ thuật số?

Các dự án chuyển đổi số sẽ có sự tham gia của nhiều nhóm trong các phòng ban. Tuy nhiên, có 4 vai trò chuyển đổi kỹ thuật số thiết yếu:

  • Giám đốc công nghệ thông tin
  • Chuyên gia chuyển đổi số
  • Người quản lý chuyển đổi số
  • Giám đốc sản phẩm kỹ thuật số

8.6 Vai trò của đối tác công nghệ trong việc chuyển đổi số là gì?

Các đối tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Họ sẽ góp phần giúp bạn lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu và ngân sách. Đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.

9. Kết luận

Một số nhà lãnh đạo thấy thuật ngữ “chuyển đổi số” được sử dụng quá rộng rãi, đến mức nó trở nên sáo rỗng. Tuy nhiên, đây vẫn thật sự là cơ hội mà mọi doanh nghiệp nên nghiêm túc đầu tư.

Hợp tác với đối tác giải pháp công nghệ có thể giúp doanh nghiệp điều hướng sự thay đổi và đảm bảo chuyển đổi thành công.

Hi vọng, bài viết cung cấp các thông tin có giá trị liên quan đến việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp của bạn.

Uyên Vũ

"Tôi thích cái cách công nghệ làm thay đổi cuộc sống và cách làm việc của chúng ta. Điện toán đám mây, AI, Big Data, IoT là một trong những thứ kích thích tôi khám phá mỗi ngày."

hotline icon