Chuyển tới nội dung

Chiến lược marketing đa kênh trong thời đại số cho doanh nghiệp

  • bởi
Chiến dịch Marketing đa kênh là gì?

Ngày nay, khách hàng có thể tiếp cận thông tin từ nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, email,… Do đó, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược Marketing đa kênh để tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, việc xây dựng Marketing đa kênh hiệu quả không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. Vậy Marketing đa kênh là gì? Các bước lập kế hoạch như thế nào?

Cùng tìm hiểu chi tiết!

1. Marketing đa kênh là gì?

Marketing đa kênh (Multi-channel marketing) là chiến lược Marketing kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng tiềm năng và quảng bá thương hiệu.

Marketing đa kênh (Multi-channel marketing)
Marketing đa kênh (Multi-channel marketing)

Các kênh truyền thông thường được sử dụng trong Marketing đa kênh bao gồm:

  • Website: Kênh truyền thông trực tuyến chính của doanh nghiệp
  • Mạng xã hội: Facebook, Zalo, Instagram… là các kênh mạng xã hội phổ biến
  • Email Marketing: Thiết lập chiến dịch gửi email đến khách hàng
  • Quảng cáo trực tuyến: Tạo chiến dịch quảng cáo với Google Ads, Facebook Ads…
  • Influencer Marketing: Sử dụng KOLs để quảng bá sản phẩm, dịch vụ

Bên cạnh đó, còn có một số kênh truyền thống khác như quảng cáo trên báo, truyền hình, radio, hoặc tham gia sự kiện…

2. Vì sao cần xây dựng Marketing đa kênh?

Ngày nay, hành vi mua sắm của khách hàng ngày càng phức tạp. Họ có thể tìm kiếm thông tin, so sánh sản phẩm và mua hàng qua nhiều kênh khác nhau. Vì thế, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược Marketing đa kênh, để tiếp cận và thu hút khách hàng.

Vì sao cần xây dựng chiến dịch tiếp thị đa kênh
Vì sao cần xây dựng chiến dịch tiếp thị đa kênh

2.1 Tăng độ phủ sóng thương hiệu

Một trong những lợi ích thiết yếu của Marketing đa kênh là làm tăng độ phủ sóng thương hiệu. Khi hiện diện trên nhiều kênh, bạn có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn so với khi chỉ hiện diện trên một kênh duy nhất.

Nhìn chung, việc tăng cường sự hiện diện của thương hiệu, giúp tạo ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.

2.2 Thu thập thông tin về khách hàng

Chiến lược Marketing đa kênh cũng cho phép bạn có thể thu thập dữ liệu có giá trị của từng khách hàng về thị trường mục tiêu.

Bằng cách phân tích hành vi của khách hàng trên nhiều kênh khác nhau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ.

Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược sao hiệu quả bằng cách nhắm đúng đối tượng mục tiêu ở nhiều kênh khác nhau.

2.3 Tăng doanh thu

Marketing đa kênh giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bằng cách thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Khi doanh nghiệp có nhiều khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi cao. Từ đó, doanh nghiệp có nhiều cơ hội bán hàng hơn và tăng doanh thu.

2.4 Giảm thời gian chuyển đổi

Thông thường, phải mất sáu đến tám lần tương tác với thương hiệu trước khi khách hàng mua thứ gì đó. Vì thế, nếu bạn hiện diện trên nhiều kênh, bạn có thể giảm khung thời gian chuyển đổi.

Bởi vì khách hàng đã nhìn thấy và nhận thức thương hiệu của bạn nhiều lần, họ sẽ bắt đầu quen thuộc và có khả năng mua hàng cao hơn.

2.5 Tăng khả năng nhắm mục tiêu

Việc triển khai chiến dịch tiếp thị đa kênh giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhắm mục tiêu bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng. Sau đó, kết hợp sử dụng các công cụ để theo dõi hành vi, đo lường hiệu quả.

Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định được xem các chiến dịch Marketing có đang nhắm mục tiêu đúng đối tượng khách hàng hay không?

3. Thách thức khi xây dựng Marketing đa kênh

Việc triển khai chiến lược tiếp thị đa kênh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những thách thức nhất định.

3.1 Quản lý phức tạp

Việc quản lý nhiều kênh truyền thông khác nhau đòi hỏi nhiều nguồn lực và kỹ năng chuyên môn. Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo việc quản lý, bằng cách theo dõi và đo lường hiệu quả.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp với các phần mềm khác để quản lý toàn diện các kênh truyền thông.

3.2 Cần quản lý dữ liệu hiệu quả

Việc triển khai tiếp thị đa kênh cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng từ nhiều kênh khác nhau. Từ đó, dẫn đến việc quản lý và phân tích dữ liệu trở nên phức tạp.

Để giải quyết những thách thức này, doanh nghiệp cần áp dụng các quy trình để đảm bảo dữ liệu thu thập được chính xác và đầy đủ.

3.3 Duy trì thông điệp nhất quán

Doanh nghiệp cần đảm bảo thông điệp Marketing nhất quán trên tất cả các kênh. Từ đó, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Việc điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với từng kênh truyền thông đòi hỏi sự sáng tạo và kỹ năng cao.

3.4 Đo lường ngân sách

Việc phân bổ ngân sách cho nhiều kênh truyền thông khác nhau một cách hiệu quả là một thách thức lớn. Để đo lường doanh nghiệp cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Sau đó, điều chỉnh ngân sách cho từng kênh dựa trên hiệu quả thực tế.

Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể xác định chiến dịch có hiệu quả hay không và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để cải thiện ROI.

4. Các bước lập kế hoạch chiến dịch Marketing đa kênh

Dưới đây sẽ là các bước lập kế hoạch chiến dịch Marketing đa kênh mà bạn có thể tham khảo để áp dụng:

4.1 Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là bước quan trọng trong bất kỳ kế hoạch Marketing nào. Doanh nghiệp có thể xác định rõ, việc thiết lập tiếp thị đa kênh là để tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, hay tăng tỷ lệ chuyển đổi. Việc xác định mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh Marketing phù hợp và thiết kế thông điệp Marketing hiệu quả.

Doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu dựa trên mô hình SMART. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan và có thời hạn.

Xác định mục tiêu dựa trên mô hình SMART
Xác định mục tiêu dựa trên mô hình SMART

4.2 Phân tích thị trường và đối thủ

Có thể nói, việc phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường mà họ đang hoạt động, bao gồm:

  • Kích thước thị trường: Số lượng khách hàng tiềm năng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp
  • Tỷ lệ tăng trưởng thị trường: Tỷ lệ cho biết thị trường đang phát triển hay thu hẹp
  • Xu hướng thị trường: Những sự thay đổi đang diễn ra trong thị trường

Về việc phân tích đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần:

  • Phân tích thông tin về đối thủ dựa trên mô hình SWOT
  • Hiểu rõ chiến lược Marketing của đối thủ cạnh tranh
  • Xác định vị trí của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh

Ngoài ra, để phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh bạn cũng có thể sử dụng báo cáo ngành và một số phân tích dữ liệu khác.

4.3 Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và có khả năng mua hàng.

Có nhiều cách để xác định khách hàng mục tiêu, ví dụ như:

  • Phân tích dữ liệu khách hàng: Bao gồm thông tin nhân khẩu học, hành vi mua hàng và sở thích, để xác định những đặc điểm chung của khách hàng.
  • Nghiên cứu thị trường: Thực hiện nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng.
  • Tạo Buyer Persona: Một hình mẫu giả định, đại diện cho chân dung khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp.
Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định khách hàng mục tiêu

Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét khi xác định khách hàng mục tiêu:

  • Thông tin nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, thu nhập,nghề nghiệp…
  • Nhu cầu: Khách hàng có nhu cầu gì? Họ đang gặp vấn đề gì?
  • Sở thích: Khách hàng thích gì? Họ thường dành thời gian cho hoạt động gì?
  • Hành vi: Khách hàng mua sắm như thế nào? Họ sử dụng kênh Marketing nào?
  • Mục tiêu: Khách hàng muốn đạt được điều gì?

Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng mục tiêu để đảm bảo rằng chiến lược Marketing đa kênh vẫn hiệu quả.

4.4 Lựa chọn kênh truyền thông

Sau khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần lựa chọn kênh truyền thông sao cho phù hợp.

Như đã phân tích, việc thực hiện chiến dịch Markeing đa kênh mang đến cho doanh nghiệp nhiều những ưu thế. Tuy nhiên, khi lựa chọn kênh truyền thông, doanh nghiệp cần cân nhắc dựa trên các yếu tố như:

  • Mục tiêu: Kênh truyền thông nào sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến dịch?
  • Khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sử dụng kênh truyền thông nào?
  • Ngân sách: Doanh nghiệp có bao nhiêu ngân sách dành cho các kênh truyền thông?
  • Nội dung: Nội dung chiến dịch phù hợp với kênh truyền thông nào?
  • Kỹ năng: Doanh nghiệp có đủ kỹ năng và nguồn lực để quản lý các kênh truyền thông?

Có thể thấy, việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp sẽ là chìa khóa để thành công trong chiến dịch Marketing đa kênh.

4.5 Lập kế hoạch nội dung

Nội dung là yếu tố then chốt thu hút và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Có nhiều loại nội dung khác nhau có thể được sử dụng trong chiến dịch Marketing đa kênh.

Lập kế hoạch nội dung
Lập kế hoạch nội dung
  • Bài viết blog về các chủ đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Infographic hình ảnh ngắn gọn tóm tắt thông tin nổi bật
  • Ebook sách điện tử
  • Video nội dung thu hút và sinh động

Mỗi kênh truyền thông có đặc điểm và đối tượng người dùng riêng. Do đó doanh nghiệp cần điều chỉnh nội dung cho phù hợp để thu hút và hiệu quả nhất.

Ví dụ: Người dùng Instagram ưa chuộng hình ảnh hơn nội dung dài. Theo một số nghiên cứu, người dùng Instagram dành trung bình 2,6 giây để xem một bài đăng và 70% người dùng tương tác với nội dung hình ảnh. Vì thế, doanh nghiệp nên lựa chọn thiết kế nội dung sinh động thông qua hình ảnh.

4.6 Lập ngân sách

Ngân sách quyết định số tiền mà doanh nghiệp có thể chi cho các hoạt động Marketing khác nhau.

Khi lập ngân sách, doanh nghiệp cần ước tính chi phí cho từng kênh truyền thông. Cụ thể là các chi phí quảng cáo (Ads) và thời gian thực hiện. Bởi vì, thời gian chạy chiến dịch càng dài, chi phí sẽ càng cao.

Sau khi ước tính chi phí, doanh nghiệp tiếp tục phân bổ ngân sách cho từng kênh truyền thông. Ngoài ra, doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh ngân sách cho từng kênh dựa trên hiệu quả thực tế của chiến dịch.

4.7 Lên lịch trình cụ thể

Lịch trình sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ chiến dịch, đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện đúng thời hạn.

Xác định các mốc thời gian chính:

  • Doanh nghiệp cần xác định các mốc quan trọng như:
  • Ngày bắt đầu và kết thúc chiến dịch
  • Thời điểm ra mắt sản phẩm mới
  • Thời điểm triển khai chương trình khuyến mãi
  • Deadline cho từng hoạt động

Phân công nhiệm vụ:

  • Xác định người chịu trách nhiệm cho từng hoạt động, có thể là một người hoặc một nhóm
  • Sử dụng công cụ quản lý dự án

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản lý dự án để theo dõi tiến độ chiến dịch. Một số công cụ quản lý dự án phổ biến bao gồm: Zoho Project, Trello, và Asana…

Giao diện Zoho Projects
Giao diện Zoho Projects

4.8 Đo lường và phân tích hiệu quả

Việc đo lường và phân tích hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch. Từ đó, doanh nghiệp sẽ rút ra kinh nghiệm cho các chiến dịch tiếp theo.

Cách đo lường và điều chỉnh chiến dịch tiếp thị đa kênh
Cách đo lường và điều chỉnh chiến dịch tiếp thị đa kênh

Các chỉ số quan trọng thường dùng để đo lường chiến dịch là:

  • Tỷ lệ nhận thức thương hiệu
  • Lượt truy cập website
  • Số lượng leads
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Doanh thu

5. Cách đo lường và điều chỉnh chiến dịch Marketing đa kênh

Đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing đa kênh là bước quan trọng để doanh nghiệp đánh giá mức độ thành công của chiến dịch. Sau đó, thực hiện các hoạt động điều chỉnh chiến lược phù hợp khi cần thiết.

5.1 Phân tích dữ liệu website

Để phân tích dữ website, bạn có thể sử dụng Google Analytics để theo dõi lưu lượng truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian truy cập trung bình,…

Việc phân tích dữ liệu website giúp doanh nghiệp hiểu rõ hành vi của khách hàng và xác định những trang web hiệu quả nhất.

5.2 Theo dõi các chiến dịch quảng cáo

Hiệu quả chiến dịch quảng cáo có thể đo lường dựa trên tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi (CR) và chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC).

Khi phân tích và đánh giá toàn diện các chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả và hiệu suất của chiến dịch quảng cáo.

5.3 Theo dõi hoạt động trên mạng xã hội

Theo dõi hoạt động trên mạng xã hội dựa trên số lượng người theo dõi, lượt thích, chia sẻ và bình luận trên các trang mạng xã hội của doanh nghiệp.

Phân tích dữ liệu mạng xã hội giúp doanh nghiệp hiểu rõ mức độ tương tác của khách hàng. Đồng thời, điều chỉnh nội dung mạng xã hội cho phù hợp.

Ứng dụng quản lý mạng xã hội Zoho Social
Ứng dụng quản lý mạng xã hội Zoho Social

5.4 Thực hiện khảo sát khách hàng

Bạn có thể thực hiện khảo sát khách hàng, để thu thập phản hồi về chiến dịch Marketing đa kênh. Khi phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ mức độ hài lòng của khách hàng với chiến dịch và xác định những điểm cần cải thiện.

6. Những lưu ý khi xây dựng chiến dịch Marketing đa kênh

Một số lưu ý quan trọng khi xây dựng chiến dịch Marketing đa kênh là:

  • Xác định rõ mục tiêu cụ thể
  • Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
  • Đảm bảo tính nhất quán trên tất cả các kênh truyền thông
  • Tương tác với khách hàng trên các kênh truyền thông
  • Sẵn sàng điều chỉnh chiến dịch dựa trên kết quả phân tích
  • Xác định ngân sách phù hợp
  • Sử dụng các công nghệ phù hợp để hỗ trợ chiến dịch Marketing đa kênh
  • Luôn cập nhật xu hướng mới nhất trong ngành marketing

7. Case Study về doanh nghiệp xây dựng Marketing đa kênh thành công

Cùng tìm hiểu case study về một số doanh nghiệp đã triển khai thành công chiến dịch tiếp thị đa kênh như sau:

Case Study về doanh nghiệp xây dựng Marketing đa kênh thành công
Case Study về doanh nghiệp xây dựng Marketing đa kênh thành công

7.1 Marketing đa kênh của Amazon

Amazon, gã khổng lồ thương mại điện tử, đã gặt hái thành công vang dội nhờ chiến lược Marketing đa kênh trực tuyến và truyền thống.

Amazon đã bán sản phẩm mình thông qua trang web, ứng dụng, cửa hàng truyền thống… Các kênh này phối hợp với nhau tạo nên một trải nghiệm liền mạch cho khách hàng. Từ đó, khách hàng có thể mua sắm thuận tiện ở mọi kênh.

7.2 Marketing đa kênh của Nike

Tương tự như Amazon, Nike cũng sử dụng nhiều kênh bán hàng khác nhau để quảng bá và bán sản phẩm của mình.

Theo số lượng thống kê, Nike vận hành tổng cộng 1.032 cửa hàng bán lẻ, kết hợp với website, cửa hàng thương mại điện tử… Khách hàng có thể tham khảo và mua sắm trực tuyến ở mọi nơi.

Ngoài ra, Nike còn sử dụng các kênh mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Giống như, khi ra mắt đôi giày bóng rổ LeBron 17s. Họ đã sử dụng Instagram để quảng cáo sản phẩm, tạo hiệu ứng, thu hút sự chú ý của khách hàng.

7.3 Marketing đa kênh của Apple

Apple là một trong những tập đoàn công nghệ và điện thoại hàng đầu thế giới. Trong nhiều năm qua, Apple đã mở rộng cửa hàng bán lẻ trên khắp quốc gia. Tại Việt Nam, Apple có nhiều đại lý ủy quyền chính hãng, cung cấp cho người dùng nhiều sự lựa chọn để mua sắm thiết bị công nghệ.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể đặt hàng online trên website trực tuyến và nhận hàng một cách nhanh chóng. Có thể nói, Apple luôn cung cấp cửa hàng ở nhiều nơi, tạo trải nghiệm khách hàng nhất quán.

8. Câu hỏi thường gặp về tiếp thị đa kênh

Giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến tiếp thị đa kênh:

8.1 Marketing đa kênh khác gì so với Marketing truyền thống?

Marketing đa kênh là sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau như website, mạng xã hội, email, quảng cáo trực tuyến,… để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Marketing truyền thống là tập trung vào một số kênh truyền thống như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, biển quảng cáo,… để tiếp cận khách hàng.

8.2 Quảng cáo trên Facebook có phải là tiếp thị đa kênh?

Có. Quảng cáo Facebook có thể là một công cụ hiệu quả trong chiến lược tiếp thị đa kênh, giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

8.3 Làm thế nào để đo lường ROI của chiến dịch Marketing đa kênh?

Để đo lường bạn có thể sử dụng công thức ROI cơ bản:

ROI = (Lợi nhuận ròng) / (Tổng chi phí đầu tư)

Lợi nhuận ròng: Là doanh thu thu được từ chiến dịch Marketing trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến chiến dịch.

Tổng chi phí đầu tư: Bao gồm tất cả các chi phí cho chiến dịch Marketing, chẳng hạn như chi phí quảng cáo, chi phí nhân lực, chi phí thiết kế,…

8.4 Những công cụ nào hỗ trợ Marketing đa kênh?

Một số công cụ hỗ trợ Marketing đa kênh phổ biến như:

  • CRM: Zoho CRM, HubSpot, Salesforce Marketing Cloud
  • Email Marketing: Zoho Campaings, ActiveCampaign, Constant Contact
  • Quảng cáo trực tuyến: Google Ads, Facebook Ads, LinkedIn Ads
  • Mạng xã hội: Zoho Social, Hootsuite, Buffer
  • Phân tích dữ liệu: Google Analytics, Adobe Analytics

8.5 Marketing đa kênh có thể áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ hay không?

Có. Marketing đa kênh phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp.

9. Kết luận

Nhìn chung, giải pháp Marketing đa kênh đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, gia tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

 

Nguyễn Trần Ka Thy

"Tôi thích khám phá công nghệ, vì nó giúp tôi mở rộng tầm nhìn và học hỏi những điều mới."

hotline icon