Hiệu quả của các hoạt động marketing luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Trong đó, việc theo dõi chỉ số ROI đóng vai trò như kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả và đánh giá mức độ thành công của các chiến dịch. Vậy thì, ROI là gì, cách tính như thế nào và làm sao để cải thiện chỉ số ROI?
Bài viết sẽ đi sâu vào giải thích khái niệm ROI là gì và tầm quan trọng của nó trong marketing. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ chia sẻ những bí quyết giúp tối ưu hóa chỉ số ROI cho hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp.
Cùng tìm hiểu.
1. ROI là gì? Marketing ROI là gì?
ROI là viết tắt của “Return on Investment” trong tiếng Anh, có nghĩa là Tỷ suất hoàn vốn đầu tư hay Lợi nhuận đầu tư. Đây là một chỉ số kinh tế quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu quả của một khoản đầu tư. ROI được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng thu được từ khoản đầu tư cho tổng chi phí đầu tư.
Trong lĩnh vực tiếp thị, Marketing ROI (Return on Investment) là phương pháp đo lường hiệu quả của các hoạt động tiếp thị dựa trên lợi nhuận và chi phí đầu tư. Chỉ số này cho phép nhà tiếp thị nói riêng và doanh nghiệp nói chung đánh giá xem các hoạt động mà họ triển khai có mang lại giá trị kinh doanh hay không.
2. Lợi ích của việc đo lường ROI trong Marketing là gì?
Đo lường ROI trong marketing chính là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu sự đầu tư cho tiếp thị có thật sự có giá trị hay không? Hay phải chăng, doanh nghiệp đang lãng phí tài nguyên? Xem chi tiết lợi ích của việc đo lường ROI bên dưới.
2.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động
ROI đóng vai trò như thước đo hiệu quả cho các chiến dịch marketing. Chỉ số này giúp doanh nghiệp xác định chiến dịch cho hiệu quả tốt, chiến dịch nào cần điều chỉnh hoặc loại bỏ.
Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào những kênh marketing hiệu quả. Đồng thời, tránh lãng phí chi phí cho những chiến dịch không mang lại lợi nhuận.
Ngoài ra, việc theo dõi chỉ số ROI cũng giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó từng bước đạt các mục tiêu kinh doanh đề ra.
2.2 Phân bổ ngân sách hợp lý
Dựa trên kết quả ROI của từng kênh và từng hoạt động tiếp thị, doanh nghiệp có thể phân bổ ngân sách một cách hợp lý. Trong kinh tế tài chính, theo dõi ROI cũng là cách thường được dùng để cân đối và quản lý tài chính doanh nghiệp. Điển hình như thông qua việc xác định được những kênh hiệu quả, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực và ngân sách vào đó.
Trong khi đó, với những kênh không hiệu quả, doanh nghiệp có thể cắt giảm ngân sách để tiết kiệm tài nguyên hoặc sử dụng chúng vào các hoạt động tiếp thị cho giá trị cao hơn.
2.3 Minh chứng cho mọi nỗ lực
ROI là bằng chứng thuyết phục cho thấy giá trị mà hoạt động marketing mang lại cho doanh nghiệp. Nhờ có số liệu ROI cụ thể, bộ phận marketing dễ dàng thuyết phục ban lãnh đạo đầu tư cho các hoạt động tiếp thị kế tiếp.
Song song với đó, việc đo lường ROI còn giúp các bên liên quan trong doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động marketing. Thông qua đó, nó giúp tăng cường sự minh bạch trong việc sử dụng ngân sách tiếp thị và xây dựng văn hóa trách nhiệm trong doanh nghiệp.
2.4 Tối ưu hóa chiến lược
Dữ liệu ROI cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết về hành vi khách hàng và hiệu quả của từng kênh tiếp thị. Nhờ những thông tin này, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược một cách hiệu quả, hướng đến những kênh tiềm năng và tối ưu hóa các hoạt động để đạt mục tiêu đề ra.
3. Cách tính chỉ số ROI là gì? Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?
Kết quả của chỉ số ROI thường được biểu thị dưới dạng phần trăm. Số này có thể là dương hoặc âm. Nếu kết quả là một số dương, nghĩa là lợi nhuận vượt quá chi phí đầu tư. Tức là có lợi nhuận. Ngược lại, nếu âm, nghĩa là lợi nhuận không đủ bù vào chi phí. Tức là có thể gây lỗ.
Trong thực tiễn, không có con số cụ thể để xác định ROI tốt hay không. Việc đánh giá tùy thuộc vào ngành công nghiệp, mục tiêu kinh doanh và tiêu chuẩn của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét tổng quan, một chỉ số ROI cao hơn thường được coi là tốt hơn.
Trong đó:
- Lợi nhuận là số tiền thu được sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan.
- Chi phí đầu tư là tổng số tiền đã đầu tư vào chiến dịch. Bao gồm các chi phí quảng cáo, tiền lương nhân viên, chi phí sản xuất và các chi phí khác.
Ví dụ:
Giả sử doanh nghiệp đầu tư 1 triệu đồng vào một chiến dịch quảng cáo Facebook. Mục tiêu đề ra là thu hút khách hàng truy cập vào website. Sau khi chiến dịch kết thúc, họ thu được 100 lượt truy cập website. Trong đó, có 20 khách hàng mua sản phẩm với giá trung bình 200.000 đồng/sản phẩm.
Vậy ROI từ chiến dịch này là (4 triệu đồng – 1 triệu đồng) / 1 triệu đồng x 100% = 300%. Nghĩa là, chiến dịch quảng cáo Facebook này mang lại ROI 300%. Tương đương với việc họ thu được 3 lần lợi nhuận so với số tiền đầu tư ban đầu.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROI
Chỉ số ROI là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Tuy nhiên, ROI không phải là một con số tuyệt đối, mà nó có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số ROI trong Marketing.
4.1 Mục tiêu chiến dịch
Mục tiêu của chiến dịch Marketing ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức tính toán ROI. Ví dụ, nếu mục tiêu là thu hút khách hàng tiềm năng, ROI sẽ được tính toán dựa trên số lượng khách hàng tiềm năng. Ngược lại, nếu là bán hàng, ROI sẽ được trên mức doanh thu.
Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của chiến dịch Marketing trước khi thực hiện để có thể tính toán ROI một cách chính xác.
4.2 Loại kênh tiếp thị
Các kênh tiếp thị được sử dụng cũng tác động trực tiếp đến chỉ số ROI. Chẳng hạn như quảng cáo truyền thông, marketing trực tuyến, email marketing, truyền thông xã hội và sự kiện,
Trong đó, mỗi kênh tiếp thị có hiệu quả và chi phí khác nhau, dẫn đến ROI khác nhau. Ví dụ, quảng cáo Google Ads có thể mang lại ROI cao hơn so với quảng cáo Facebook.
4.3 Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm của mình có chất lượng tốt để thu hút khách hàng và nâng cao ROI.
Song song với đó, mức độ cạnh tranh trong ngành cũng ảnh hưởng đến ROI. Nếu ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều hơn vào hoạt động marketing để thu hút khách hàng và nổi bật so với các đối thủ.
4.4 Khách hàng mục tiêu
Việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu là rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động Marketing và nâng cao ROI. Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu, sở thích và hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu để lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp và truyền tải thông điệp hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp không xác định đúng, thông điệp tiếp thị khả năng cao sẽ không đến được với những người có khả năng mua hàng. Từ đó dẫn đến ROI thấp.
4.5. Yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến ROI. Phổ biến nhất là tình hình thị trường (kinh tế), chính sách của chính phủ, thị trường tài chính, sự quản lý,… Ví dụ, nếu tình hình kinh tế suy thoái, người tiêu dùng có thể hạn chế chi tiêu, dẫn đến ROI thấp.
Bởi lẽ đó, doanh nghiệp cần theo dõi và cập nhật các yếu tố bên ngoài có thể gây tác động để có phương án điều chỉnh phù hợp.
5. Sai lầm phổ biến khi đo lường ROI
Đo lường ROI là một phần quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả các chiến dịch marketing. Tuy nhiên, việc gặp phải một số sai lầm khi đo lường ROI có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần lưu ý.
5.1 Đo lường ROI quá sớm
Nhiều doanh nghiệp vội vàng đo lường ROI ngay sau khi bắt đầu chiến dịch marketing. Tuy nhiên, đây là sai lầm phổ biến dẫn đến kết quả không chính xác. Hiệu quả của chiến dịch marketing thường cần thời gian để phát huy. Ví dụ, đối với các chiến dịch như SEO, cần đợi ít nhất 3 – 6 tháng để đo lường ROI.
5.2 Nhầm lẫn KPI và ROI
Một số doanh nghiệp nhầm lẫn giữa các chỉ số hiệu suất chính (KPI) và ROI. Cả hai đều là khái niệm thường gặp trong kinh tế học, tài chính và kế toán tài chính. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác nhau.
KPI chỉ đo lường một khía cạnh cụ thể của chiến dịch marketing. Ví dụ như số lượng lượt truy cập website hoặc tỷ lệ nhấp chuột. Trong khi đó, ROI là thước đo tổng thể về hiệu quả của chiến dịch marketing. Nó giúp so sánh lợi nhuận thu được với chi phí đầu tư.
5.3 Quá áp lực về con số
Dưới áp lực từ ban lãnh đạo, phòng marketing có thể đặt mục tiêu ROI quá cao. Từ đó, dẫn đến việc sử dụng các phương pháp đo lường không chính xác hoặc gian lận dữ liệu.
5.4 Không theo dõi thường xuyên
Một sai lầm phổ biến là chỉ đo lường ROI một cách không đều đặn. Để có cái nhìn toàn diện về chiến dịch, cần thường xuyên theo dõi dữ liệu. Điều này giúp bạn nhận biết các thay đổi, điều chỉnh chiến lược và đưa ra quyết định tốt hơn.
Với các chiến dịch ngắn hạn, có có kế hoạch đo lường từ 2 – 3 tuần. Với các chiến dịch dài hơi hơn, 3 – 6 là thời điểm phù hợp.
5.5 Bỏ qua các chi phí ẩn
Một số doanh nghiệp chỉ tính đến các chi phí trực tiếp liên quan đến chiến dịch marketing. Trong khi đó, họ bỏ qua các chi phí ẩn như chi phí nhân sự, chi phí cơ sở hạ tầng, v.v. Điều này dẫn đến việc tính toán ROI không chính xác, từ đó dẫn đến sai lệch trong khâu quản lý tài chính.
Hãy đảm bảo rằng bạn đã xem xét và tính toán đầy đủ tất cả các chi phí liên quan để đảm bảo tính chính xác của ROI.
5.5 Không sử dụng công cụ
Sử dụng các công cụ đo lường ROI phù hợp là rất quan trọng. Các công cụ giúp tổ chức và phân tích dữ liệu, tính toán tỷ suất hoàn vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch.
6. Bí quyết cải thiện chỉ số ROI cho doanh nghiệp
Trên đây, chúng tôi đã làm rõ khái niệm ROI là gì và công thức tính. Vậy thì, làm sao để cải thiện chỉ số ROI cho doanh nghiệp? Thực tế, tăng ROI là mục tiêu chung của mọi doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động marketing. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều chiến lược hiệu quả. Dưới đây là một số bí giúp cải thiện chỉ số ROI cho việc kinh doanh của doanh nghiệp.
6.1 Định rõ mục tiêu
Mục tiêu marketing rõ ràng là nền tảng để để tối ưu tỷ lệ ROI. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể mục tiêu tiếp thị ngay từ đầu. Chẳng hạn như tăng nhận thức thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh thu,… Khi có mục tiêu, doanh nghiệp mới có thể xác định kênh tiếp thị phù hợp. Từ đó, mới có kế hoạch triển khai, đo lường và điều chỉnh chính xác.
Hơn hết, việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu cũng là chìa khóa quan trọng khi tối ưu ROI. Việc hiểu rõ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thông điệp phù hợp, lựa chọn kênh tiếp thị hiệu quả để thu hút và giữ chân họ.
6.2 Chọn đúng kênh tiếp thị
Mỗi kênh tiếp thị có ưu nhược điểm và phân khúc đối tượng mục tiêu riêng. Doanh nghiệp cần lựa chọn kênh phù hợp với mục tiêu, đối tượng khách hàng và ngân sách của mình.
Ví dụ, nếu mục tiêu là thu hút khách hàng tiềm năng, có thể tham khảo kênh SEO, Content Marketing, Email Marketing,… Nếu mục tiêu là thúc đẩy doanh thu, các kênh quảng cáo trả phí trên Google Ads hoặc Facebook Ads là lý tưởng nhất.
Mặt khác, đẩy mạnh tiếp thị đa kênh cũng là một chiến dịch không thể bỏ qua. Thay vì tập trung vào một kênh duy nhất, tiếp thị đa kênh giúp đạt được kết quả tốt hơn và sớm hơn.
6.3 Tạo nội dung chất lượng
Nội dung chất lượng là yếu tố then chốt để thu hút và giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần tạo dựng nội dung hấp dẫn, hữu ích và phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
Các định dạng nội dung phổ biến hiện nay gồm bài viết blog, infographic, video, video ngắn, ebook,…
6.4 Theo dõi và đo lường
Theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch là bước không thể thiếu khi tối ưu ROI. Doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi các chỉ số quan trọng. Điển hình như số lượng lượt truy cập website, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi,…
Việc theo dõi hiệu quả chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp xác định ngay những hoạt động nào hiệu quả và chưa hiệu quả để điều chỉnh kịp thời.
6.5 Cập nhật xu hướng
Xu hướng tiếp thị luôn thay đổi và phát triển từng ngày. Do đó, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các xu hướng mới và áp dụng chúng càng sớm càng tốt.
6.6 Tận dụng công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chỉ số ROI. Tận dụng triệt để sức mạnh của công cụ phân tích, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo,… là điều mà nhiều doanh nghiệp đang triển khai. Dưới đây là một số công cụ có tích hợp tính năng đo lường ROI.
- Phân tích website: Google Analytics, Adobe Analytics, Kissmetrics, Hotjar
- Email Marketing: Zoho Campaigns, Zoho Marketing Automation, Mailchimp, GetResponse
- Tiếp thị mạng xã hội: Zoho Social, Hootsuite, Buffer, Sprout Social
- Tối ưu SEO: Ahrefs, SEMrush, Moz Pro, Yoast SEO
- Quảng cáo: Google Ads, Facebook Ads, LinkedIn Ads, TikTok Ads
- Quản lý mối quan hệ khách hàng: Zoho CRM, Zoho CRM Plus, Salesforce CRM
7. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về ROI là gì.
7.1 Ưu điểm của ROI là gì?
Bốn ưu điểm nổi bật gồm:
- Đo lường hiệu quả đầu tư vào marketing chính xác
- So sánh hiệu quả của các chiến dịch khác nhau
- Hỗ trợ ra quyết định sáng suốt
- Nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm
7.2 Hạn chế của ROI là gì?
ROI không đo lường được những giá trị không liên quan đến tài chính. Hay nói cách khác, là những hoạt động không được tính bằng tiền bạc.
7.3 Chỉ số ROI có được âm không?
Có. ROI âm khi chi phí đầu tư cho hoạt động tiếp thị cao hơn lợi nhuận thu được.
7.4 ROI có thể bằng 0 không?
Có. ROI bằng 0 khi chi phí đầu tư cho hoạt động tiếp thị bằng lợi nhuận thu được.
7.5 Hoạt động tiếp thị nào có ROI cao nhất?
Tùy theo thời điểm. Hiện tại, email marketing đang là hoạt động có ROI cao nhất.
Kết
Tóm lại, ROI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi nhuận. Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp mọi thông tin cơ bản về ROI là gì. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng tối ưu ROI là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự theo dõi xuyên suốt và điều chỉnh thường xuyên. Mặt khác, vì ROI liên quan mật thiết đến dữ liệu và con số nên sử dụng công cụ để đo lường chính là phương án lý tưởng nhất cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn.