Chuyển tới nội dung

Lưu trữ đám mây là gì? Cách lưu dữ liệu trên đám mây có bảo mật như chúng ta vẫn nghĩ?

Lưu trữ đám mây là gì?

Liệu bạn đã từng tự hỏi: “Dữ liệu của tôi sẽ được lưu trên điện toán đám mây như thế nào? Có đảm bảo an toàn không?” Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi của bạn một cách cặn kẽ nhất.

Với doanh nghiệp, dữ liệu là tài nguyên sống còn, là nguồn lực cần được sử dụng những biện pháp bảo mật tốt nhất. Sẽ thế nào nếu danh sách khách hàng của bạn bị đối thủ lấy cắp? Sẽ thế nào nếu bản kế hoạch độc đáo cho dự án sắp tới lại có bản “pha ke” ngoài thị trường? 

Lưu trữ đám mây được đánh giá là bảo mật tốt, nhưng nó tốt như thế nào và có thật sự bảo mật cao như bạn vẫn nghe truyền thông đồn thổi? 

Cùng tìm hiểu cách mà dữ liệu của bạn được lưu trữ trên đám mây.

1. Lưu trữ đám mây là gì? 

Lưu trữ đám mây là hình thức lưu trữ dữ liệu của bạn trên các máy chủ ảo hoặc đám mây do bên thứ ba cung cấp không gian thay vì lưu vào bộ nhớ các thiết bị vật lý. Mọi loại dữ liệu đều có thể được đẩy lên đám mây như hình ảnh, video, văn bản, tài liệu,…

Lưu trữ đám mây cho phép bạn truy cập dữ liệu của mình bất cứ khi nào cần mà không phụ thuộc vào thiết bị.

Lưu trữ đám mây có 2 lợi ích lớn nhìn thấy ngay là dung lượng lưu trữ lớn và chi phí tối thiểu.

Lưu trữ đám mây giúp các tổ chức loại bỏ nhu cầu mua, quản lý và bảo trì các cơ sở hạ tầng lưu trữ riêng.

>> Điện toán đám mây là gì? Doanh nghiệp phải làm gì để tận dụng sức mạnh của đám mây?

2. Dữ liệu đám mây của tôi được lưu trữ ở đâu?

MMGROUP sẽ nói về cách dữ liệu của bạn được lưu trữ khi mua đám mây qua hình thức SaaS – mua phần mềm như một dịch vụ từ một bên thứ ba.

Dữ liệu và ứng dụng của bạn sẽ được lưu trữ trên các máy chủ của các trung tâm dữ liệu được đặt trên toàn thế giới. Các nhà cung cấp sở hữu trung tâm dữ liệu này sẽ “phân phát” không gian đám mây cho các khách hàng của mình. Theo đó, dữ liệu của mọi người đều riêng tư và nằm trong không gian chỉ có họ mới có quyền truy cập.

Google và Microsoft là các nhà cung cấp SaaS điển hình. Các trung tâm dữ liệu đám mây của họ nằm ở khắp mọi nơi trên thế giới (và không được biết rõ địa điểm cụ thể để đảm bảo tính bảo mật). Họ phải chi hàng tỷ đô la hàng năm để xây dựng, bảo vệ và bảo trì hệ thống của mình, đảm bảo dữ liệu của người dùng luôn sẵn sàng truy cập và luôn được bảo mật. Ngay với cả nhân viên của họ, tất cả đều phải sử dụng các biện pháp bảo mật cao cấp nhất trước khi có quyền truy cập vào đám mây.

3. Vì sao lưu trữ dữ liệu trên đám mây dần thay thế thiết bị lưu trữ tại chỗ

Để trả lời ngắn gọn và dễ hiểu nhất cho câu hỏi này thì, đám mây không có giới hạn lưu trữ như các thiết bị vật lý mà sớm muộn cũng bị đầy bộ nhớ.

Bộ nhớ máy tính hay điện thoại của bạn không thể đáp ứng nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng chứ không thể giảm của doanh nghiệp hay cá nhân. Bạn cũng không thể cứ đổi hết thiết bị này sang thiết bị khác chỉ để có bộ nhớ nhiều hơn đúng không?

Đó là lý do tại sao lưu trữ đám mây đang được ưa chuộng hơn các thiết bị lưu trữ tại chỗ.

Nó có thể giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn bằng cách giữ an toàn cho các thông tin quan trọng nhất của bạn trong khi tiết kiệm dung lượng lưu trữ trên điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính bàn. Ngay cả khi bạn bị mất thiết bị do tai nạn hoặc quên sao lưu thiết bị trước khi nâng cấp, tất cả các tệp của bạn vẫn ở trên đám mây và có thể dễ dàng lấy được.

Tìm hiểu thêm lợi ích của lưu trữ đám mây dưới đây nhé.

4. Lợi ích của lưu trữ đám mây

Đám mây đang nhanh chóng trở thành môi trường lưu trữ được các doanh nghiệp lựa chọn. 30% tổng số dữ liệu của công ty được lưu trữ trên đám mây vào năm 2015, tăng lên 50% vào năm 2020.

Thị trường lưu trữ đám mây cũng phát triển song song và dự kiến ​​sẽ trị giá 137,3 tỷ USD vào năm 2025, theo MarketsandMarkets.

4.1 Tính linh hoạt và dễ truy cập

Lưu trữ đám mây có nghĩa là dữ liệu của bạn không bị ràng buộc ở bất kỳ vị trí nào. Các bên liên quan khác nhau có thể truy cập các tài sản được lưu trữ trên đám mây từ một vị trí và thiết bị mà họ lựa chọn mà không gặp bất kỳ sự khó khăn nào như tải xuống hoặc cài đặt. 

4.2 Hỗ trợ quản lý từ xa

Lưu trữ đám mây cũng mở đường cho việc quản lý từ xa của đội ngũ kỹ thuật hoặc các nhà cung cấp dịch vụ. Họ có thể khắc phục sự cố mà không cần có mặt tại chỗ, tăng tốc độ giải quyết vấn đề. MMGROUP vẫn luôn hỗ trợ và xử lý các sự cố cho khách hàng từ xa mà không cần phải đến văn phòng của họ. 

4.3 Khả năng mở rộng nhanh chóng

Một lợi ích chính của lưu trữ đám mây là bạn có thể cung cấp tài nguyên mới chỉ với một vài cú nhấp chuột mà không cần bất kỳ cơ sở hạ tầng bổ sung nào. Khi đối mặt với sự gia tăng chưa từng có về khối lượng dữ liệu, tính năng này hỗ trợ hoạt động kinh doanh liên tục. 

4.4 Dữ liệu được sao lưu

Dự phòng dữ liệu tức là sao chép cùng một dữ liệu ở nhiều vị trí là điều cần thiết để có một cơ chế sao lưu hiệu quả. Đám mây đảm bảo dữ liệu của bạn được giữ an toàn ở một vị trí từ xa trong trường hợp xảy ra thiên tai, tai nạn hoặc tấn công mạng. 

4.5 Tiết kiệm chi phí dài hạn

Về lâu dài, lưu trữ đám mây có thể giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí cho thiết bị phần cứng, phương tiện lưu trữ, nguồn cung cấp điện và nhân sự, chắc chắn sẽ nhân lên khi tổ chức của bạn phát triển. 

5. Lưu trữ đám mây có đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu không?

Mặc dù nó được cấu trúc để đảm bảo an toàn, nhưng vẫn có những tình huống bạn có thể mất dữ liệu trên đám mây. Dưới đây là ba trong số các yếu tố phổ biến nhất gây mất dữ liệu trên đám mây:

5.1 Vô tình xóa dữ liệu

Khả năng mất dữ liệu phổ biến nhất chính là người dùng vô tình xóa. 

Chúng tôi vẫn nhận được các trường hợp nhờ hỗ trợ lấy lại dữ liệu hàng ngày.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây vẫn luôn muốn giải phóng không gian đám mây, tránh lãng phí và tài nguyên và dành cho những lưu trữ quan trọng hơn. Các dịch vụ này có 2 mặc định: 1 là sẽ luôn hỏi bạn có chắc xóa hay không, 2 là cho phép bạn có một khoảng thời gian nhất định để có thể khôi phục dữ liệu đã xóa. Thường là 30 ngày.

Tùy vào dịch vụ mà bạn chọn, nếu ngoài khoảng thời gian họ cho phép, bạn không có cách nào “cứu” lại dữ liệu của mình. Hãy lưu ý.

5.2 Ghi đè dữ liệu

Cũng có thể có thông tin do người dùng hoặc ứng dụng ghi đè nhầm. Các ứng dụng SaaS có nhiều khả năng cho việc mất dữ liệu. Các ứng dụng này giữ và cập nhật liên tục các tập dữ liệu lớn. Thông tin mới có khả năng ghi đè thông tin cũ và có thể khiến tập dữ liệu bị ghi đè một phần trong quá trình.

5.3 Tấn công mạng

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây đều cố gắng hết sức để bảo mật mạng của họ và dữ liệu của bạn, nhưng không phải tất cả các cuộc tấn công đều có thể ngăn chặn được.

6. Cách hạn chế rủi ro mất dữ liệu đám mây cho doanh nghiệp

Có nhiều vấn đề có thể phát sinh từ dữ liệu bị mất, chẳng hạn như thiệt hại cho hình ảnh, danh tiếng của bạn và kiện tụng từ những khách hàng có thông tin cá nhân bị lộ. Tuy nhiên, vẫn có những cách để giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn được lưu trữ trong kho lưu trữ đám mây.

Đầu tiên, hãy chọn các nhà cung cấp dịch vụ đám mây uy tín, chuyên nghiệp và có cam kết bảo mật.

Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ cung cấp các tùy chọn lưu trữ đám mây mạnh mẽ cung cấp cho bạn dung lượng lưu trữ dồi dào, giá cả phải chăng và quan trọng nhất là bảo mật mạnh mẽ

Khi bạn làm việc với nhà cung cấp dịch vụ đám mây về giải pháp lưu trữ đám mây, bạn có quyền truy cập vào các chương trình phần mềm tốt nhất hiện có (với mức giá bạn có thể mua được) và đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao có thể tối ưu hóa lưu trữ đám mây của bạn và giảm thiểu các mối đe dọa đối với thông tin.

Google, Microsoft và Zoho có nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây đa dạng và luôn đi kèm cam kết bảo mật cho khách hàng. Hơn 10 năm làm đối tác của cả Google, Microsoft và Zoho chúng tôi cũng như khách hàng của mình chưa gặp phải các vấn đề về rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng.

Tổ chức của bạn có thể bắt đầu nghiên cứu các dịch vụ đám mây an toàn của Google, Microsoft và Zoho.

>> 5 Công Nghệ Điện Toán Đám Mây Trứ Danh Của Microsoft: Hãy Cân Nhắc Sử Dụng Trong Năm 2022

7. Kết: Lưu trữ dữ liệu trên đám mây có an toàn không?

Việc lưu trữ dữ liệu có thể không bao giờ là hoàn hảo, nhưng luôn có các giải pháp để giảm thiểu rủi ro và cung cấp bảo mật.

Khách quan mà nói, lưu trữ đám mây có thể là một trong những nơi an toàn nhất để bảo vệ dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp. Bạn thấy đấy, dữ liệu đám mây được lưu trữ ở nhiều vị trí nên đặc biệt khó bị mất. Nếu bạn gặp khó khăn khi truy xuất dữ liệu của mình từ đám mây, thì dữ liệu đó luôn có thể được truy xuất từ ​​một trung tâm dữ liệu khác. Vì lưu trữ trung tâm dữ liệu về bản chất là phi tập trung, nó thực sự an toàn hơn nhiều so với lưu trữ tại chỗ.

Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về các giải pháp lưu trữ trên điện toán đám mây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *