Chuyển tới nội dung

Khả Năng Tích Hợp Của Điện Toán Đám Mây – Cách Công Nghệ Thay Đổi Cuộc Chơi Của Bạn

Khả Năng Tích Hợp Của Điện Toán Đám Mây

Đám mây có khả năng tích hợp hàng loạt các công cụ với nhau để đem lại lợi thế cực lớn cho hoạt động kinh doanh. Với ưu thế vượt trội này, ai biết sử dụng trước, kẻ đó thắng.

Khả năng tích hợp của đám mây đã “cách mạng hóa” cách doanh nghiệp sử dụng công nghệ vào số hóa môi trường kinh doanh. Mang lại sự linh hoạt và khả năng mở rộng, khả năng tích hợp của đám mây đã mở ra một thế giới cơ hội mới cho các tổ chức để kết nối các hệ thống khác nhau. 

Các doanh nghiệp đã được hưởng lợi rất nhiều từ khả năng kết hợp tất cả các ứng dụng để theo dõi và tối ưu từ một nền tảng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động với sự kết hợp giữa các SaaS và lưu trữ tại chỗ.

Vậy, tích hợp đám mây mang lại lợi thế gì cho doanh nghiệp? Các dữ liệu được đồng bộ và kết hợp nhờ đám mây có thể giúp nhiều ứng dụng đồng bộ hóa và chia sẻ dữ liệu một cách nhất quán. Từ đó, chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý các chiến dịch có thể theo dõi và đo lường tính hiệu quả của các kế hoạch.

Trong bài phân tích này chúng ta sẽ thảo luận về các lợi thế và thách thức quan trọng của việc tích hợp dữ liệu đám mây đồng thời đánh giá ngắn gọn các nền tảng tích hợp đám mây ưu việt phù hợp với mọi mô hình doanh nghiệp.

1. Tích hợp (dữ liệu) đám mây là gì?

Tích hợp đám mây là tích hợp dữ liệu được sử dụng bởi các hệ thống khác nhau, giữa hoặc trong các dịch vụ đám mây với nhau. Mục tiêu của việc tích hợp là tạo ra các kho dữ liệu thống nhất nhằm truy cập một cách hiệu quả và minh bạch bởi tất cả người dùng và ứng dụng có liên quan.

Các công cụ giúp tích hợp dữ liệu tự động từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây có thể kể đến như AWS hoặc trung tâm dữ liệu OpenStack và CRM. Với cách tích hợp thủ công, người quản lý cần cập nhật dữ liệu với định dạng tệp, cấu trúc dữ liệu hoặc mô hình dữ liệu phải khớp với nhau.  Tối ưu hơn cách tích hợp thủ công, các công cụ tự động hóa dữ liệu giúp bạn khắc phục các lỗi về đồng bộ, nhanh hơn, dễ dàng hơn và ít bị lỗi hơn. 

Tích hợp có thể là giữa các dịch vụ đám mây với nhau hoặc giữa đám mây với các ứng dụng khác.

Tích hợp dữ liệu – Sự đồng bộ hóa dữ liệu giữa các ứng dụng. Dữ liệu có thể được xử lý hoặc chuyển đổi trong quá trình tích hợp dữ liệu. Đây là một kết nối hoàn toàn liên quan đến dữ liệu.

Tích hợp ứng dụng – Kết nối các ứng dụng khác nhau và sắp xếp chức năng tương quan của từng ứng dụng. Đây không chỉ là chia sẻ dữ liệu mà là đưa ra các yêu cầu và lệnh để kích hoạt quy trình kinh doanh.

Các doanh nghiệp có tùy chọn xây dựng giải pháp tích hợp của riêng họ hoặc sử dụng nhà cung cấp bên thứ ba để tạo tích hợp đám mây. Tuy nhiên, khi số lượng ứng dụng tăng lên và tích hợp đám mây ngày càng phức tạp, thì việc xây dựng các tích hợp nội bộ chuyên biệt sẽ kém khả năng mở rộng hơn rất nhiều.

Việc sử dụng nền tảng tích hợp đám mây cho phép các tổ chức thực hiện cả tích hợp ứng dụng và dữ liệu bằng cách sử dụng một giải pháp linh hoạt, có thể mở rộng, có thể tái sử dụng và ít rủi ro hơn.

2. Những lợi ích và thách thức khi tích hợp dữ liệu đám mây

Tích hợp đám mây giữa các hệ thống đám mây với nhau hoặc với các thiết bị lưu trữ tại chỗ có nhiều lợi thế quan trọng cho doanh nghiệp:

Dữ liệu luôn được đồng bộ hóa – Tất cả các dữ liệu thuộc hệ thống doanh nghiệp đều được theo dõi nhất quán tù một hệ thống, luôn được cập nhật thường xuyên theo thời gian thực.

Tự động hóa quy trình làm việc – tích hợp có thể tự động hóa các quy trình trước đây phải sao chép dữ liệu thủ công hoặc phải xử lý khi dữ liệu được chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác.

Loại bỏ dữ liệu dư thừa hoặc trùng lặp – Tích hợp đồng bộ giúp loại bỏ các thông tin bị trùng lặp, giúp giải phóng kho dữ liệu và chi phí lưu trữ cho tổ chức.

Linh hoạt và dễ mở rộng – Khả năng tích hợp đi kèm với khả năng mở rộng hiệu quả. Tổ chức dễ dàng cải tiến và nâng cấp các quy trình hoạt động bằng cách mở rộng tài nguyên, dung lượng lưu trữ và quy mô doanh nghiệp.

Cải thiện dịch vụ khách hàng, hỗ trợ và duy trì – Việc theo sát hành vi khách vi khách hàng theo thời gian thực giúp tổ chức nắm được nhu cầu và thấu hiểu insight khách hàng tốt hơn. Từ đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ họ tốt hơn.

Giảm chi phí hoạt động và tăng doanh thu – Thay vì đầu tư cơ sở hạ tầng và đội ngũ quản lý riêng lẻ cho từng hoạt động thì nay tổ chức đã có thể đồng bộ “mọi trong một” và mọi tiến trình cá nhân đều được liên kết với độ liên quan và hiệu quả cao hơn.

báo cáo Zoho CRM

Zoho CRM – phần mềm quản lý mối quan hệ khách hàng tích hợp dễ dàng với hàng loạt kênh khác để thu thập dữ liệu và quản lý dữ liệu đồng bộ.

Tuy nhiên việc kết hợp các công cụ đôi khi không cùng một nền tảng cũng đối mặt với một số thách thức quan trọng:

Gián đoạn di chuyển dữ liệu – di chuyển dữ liệu qua lại giữa các dịch vụ đám mây có thể tốn thời gian và dễ xảy ra lỗi, hoặc thậm chí không khả thi trong một số trường hợp, tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu và tần suất truyền dữ liệu cần thiết.

Không có tiêu chuẩn hóa – Mỗi nền tảng đám mây, dịch vụ hoặc tài nguyên có xu hướng có các lược đồ và định dạng dữ liệu khác nhau. Các trình kết nối hoặc bộ điều phối dữ liệu cần được cập nhật liên tục khi các dịch vụ đám mây được cập nhật hoặc sửa đổi.

Các vấn đề về cấu trúc dữ liệu – các hệ thống đám mây thường chú trọng đến khả năng mở rộng hoặc hiệu suất chứ không phải tích hợp dữ liệu. Trong một hệ thống nếu tăng hoặc giảm (dữ liệu) nhanh chóng, dữ liệu được lưu trữ trên hàng chục hoặc hàng trăm trên đám mây, việc đồng bộ với các hệ thống bên ngoài có thể là thách thức rất lớn.

>>Xem thêm: Email doanh nghiệp chất lượng.

3. Đánh giá các nền tảng tích hợp đám mây dữ liệu phù hợp với doanh nghiệp

Bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá các nền tảng tích hợp đám mây dữ liệu cho tổ chức: 

Hệ sinh thái ứng dụng – Dịch vụ đám mây thường được cung cấp dưới dạng gói toàn diện với đầy đủ các ứng dụng cần thiết cho tổ chức. Thế nên, bạn có thể ưu tiên các bộ ứng dụng đa tính năng, giàu tài nguyên vì dù sao, tích hợp trong cùng một nền tảng vẫn đạt hiệu quả cao hơn khi phải liên kết từng ứng dụng khác nhau.

Khả năng và công cụ hỗ trợ tích hợp – một số dịch vụ tích hợp sẵn công cụ kết nối và đồng bộ với các ứng dụng khác, thân thiện với nhiều nền tảng khác nhau đồng thời giao thức kết nối đơn giản giúp những người có kiến thức chỉ có nền tảng về kỹ thuật vẫn sử dụng được. Ví dụ bạn có thể duyệt Gmail của Google ngay trên giao diện Outlook của Microsoft.

tích hợp ứng dụng trong Google Docs

Google Docs có sẵn mục Add-on liệt kê các ứng dụng có thể tích hợp đồng bộ để bạn sử dụng ngay trên Docs.

Bảo mật và tuân thủ chính sách bảo mật – Hãy đảm bảo các dịch vụ tích hợp đám mây tuân thủ các nguyên tắc và chính sách về bảo mật dữ liệu và đồng bộ hóa dữ liệu liên tục.

Bảo toàn dữ liệu – Nghiên cứu xem nền tảng tích hợp đám mây có chịu trách nhiệm chuẩn bị dữ liệu và chuyển dữ liệu sang định dạng tương thích với các nền tảng đám mây không. Nếu không, dữ liệu của bạn sẽ không được đồng bộ hoàn chỉnh, thiếu hụt hoặc sai định dạng dẫn đến hiệu quả không như mong muốn.

Kết

Có thể ở thời điểm hiện tại, bạn chưa nhận ra hoặc không đánh giá cao việc tích hợp và đồng bộ dữ liệu nhờ điện toán đám mây. Tuy nhiên hãy nghĩ mà xem:

  • Liệu 1 đến 2 năm nữa doanh nghiệp của bạn có phát triển?
  • Liệu số lượng nhân viên có tăng hay không?
  • Liệu cách lưu trữ dữ liệu và hệ thống làm việc hiện tại có bị đầy và lỗi thời hay không?
  • Làm cách nào để bạn đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch marketing và đội ngũ bán hàng nếu không có số liệu chứng thực?
  • Theo dõi hành trình khách hàng từ một nguồn báo cáo duy nhất hoặc từ hàng loạt các nguồn và kênh khác nhau: cách nào thuận tiện và dễ so sánh hơn?

Đã đến lúc doanh nghiệp nên đánh giá cao vai trò của điện toán đám mây trong sự phát triển toàn diện của mình nhất là khả năng tích hợp và mở rộng của nó vì suy cho cùng, doanh nghiệp chỉ có “được và được hơn” khi áp dụng công nghệ vào hoạt động.

Nghiên cứu các bộ ứng dụng đám mây nổi tiếng với khả năng tích hợp cao, tùy biến nhanh với bảo mật toàn diện cho dữ liệu của bạn:

Microsoft 365 – Dịch vụ đám mây giúp cải thiện năng suất vượt trội cho doanh nghiệp

Zoho Workplace – Một hệ sinh thái đám mây đa năng với gói email doanh nghiệp riêng biệt

Google Workspace – Một Gmail hiện đại tích hợp hàng loạt công cụ thông minh

dùng thử email đám mây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *