Chuyển tới nội dung

Làm thế nào để chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây?

nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây

Đại dịch toàn cầu đã đẩy nhanh quá trình chuyển đối kỹ số. Thống kê cho thấy, 90% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây trong đại dịch Covid-19 để làm việc từ xa và nhu cầu trải nghiệm cá nhân hóa của khách hàng.

Đến năm 2026, Gartner dự đoán rằng chi tiêu cho đám mây công cộng sẽ vượt quá 45% tổng chi tiêu cho CNTT trong tổng số chi tiêu cho CNTT – tăng từ 17% vào năm 2021.

Đã đến lúc, bạn cũng nên tham gia vào môi trường số này, nếu như không muốn bị tuột lại phía sau. Vậy làm thế nào để chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Cùng tìm hiểu.

1. Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là dịch vụ được cung cấp qua internet. Tìm hiểu thêm.

Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (CSP) hoặc nền tảng đám mây là bên thứ ba cung cấp dịch vụ đám mây để thiết lập các đám mây công cộng, quản lý các đám mây riêng hoặc cung cấp các loại dịch vụ đám mây theo yêu cầu.

Amazon Web Services (AWS) hiện là nhà cung cấp dịch vụ đám mây hàng đầu, xét về mức độ phổ biến cũng như mức độ sử dụng, chiếm 32% thị phần đám mây . Các nhà cung cấp đám mây công cộng phổ biến khác bao gồm Microsoft Azure, Google Cloud và IBM Cloud.

2. Khi nào nên chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây?

Việc đưa doanh nghiệp “lên mây” phải là một quá trình và kế hoạch cụ thể, dù bạn chuyển đổi một phần hay toàn bộ tổ chức. Bởi, đám mây liên quan đến dữ liệu – một nguồn tài nguyên rất quan trọng của tổ chức.

Trước khi bạn có thể chọn một nhà cung cấp một cách hiệu quả, bạn cần phải hiểu nhu cầu kinh doanh cụ thể của mình. Hãy xác định rõ yêu cầu và kỳ vọng tối thiểu của bạn của ở nhà cung cấp như chi phí, khả năng bảo mật, sự tương thích thiết bị…

Sau khi đã có nhu cầu, hãy đảm bảo rằng bạn đã có một loạt các danh sách nhà cung cấp và so sánh toàn diện. Bạn có thể gọi để nhận tư vấn từ  nhóm các nhà cung cấp tiềm năng đã chọn của mình một cách hiệu quả hơn.

Dưới đây là các yếu tố giúp bạn xem xét lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phù hợp:

3. Làm cách nào để chọn nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây?

Một số tiêu chí MMGROUP chia sẻ giúp bạn chọn được nhà cung cấp uy tín:

3.1 Xem xét về chi phí

Hầu hết các dịch vụ đám mây được cung cấp dưới dạng gói dịch vụ trả phí theo tháng hoặc năm. Chi phí có thể có thay đổi theo vùng địa lý, theo chu kì và theo giai đoạn. 

Thế nên, để có thể dự toán trước các chi phí có thể thay đổi, bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu kỹ. Hãy yêu cầu báo giá trong và sau thời hạn hợp đồng có gì thay đổi hay không. 

Mặc dù một lợi thế của dịch vụ điện toán đám mây là chỉ trả phí cho những gì sử dụng, tuy nhiên việc nhà cung cấp thay đổi giá theo chu kì, theo vùng địa lý có thể ảnh hưởng lớn đến ngân sách của tổ chức nếu không được xem xét kỹ.

3.2 Đánh giá khả năng bảo mật và độ tin cậy

Các tổ chức phải xem xét các yếu tố như tính năng bảo mật và khả năng phục hồi của nhà cung cấp, đặc biệt chú ý đến cam kết thời gian hoạt động.

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ trình bày chi tiết các tính năng bảo mật (miễn phí hoặc trả phí) hoặc các tích hợp có sẵn. Xem xét các trường hợp cụ thể bao gồm quản lý danh tính, kiểm soát truy cập, xác thực và nơi dữ liệu sẽ được lưu trữ hoặc xử lý của dịch vụ đó.

>> Các Dịch Vụ Đám Mây Uy Tín Sẽ Bảo Vệ Dữ Liệu Của Bạn Như Thế Nào?

3.3 Các công cụ và tính năng tích hợp

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ cung cấp các tính năng khác nhau như một phần của gói hoặc bao gồm các tính năng khác dưới dạng tiện ích bổ sung. Tìm kiếm cả hai loại dịch vụ (PaaS) cũng như các tính năng cụ thể xung quanh tài nguyên máy tính, giám sát, bảo mật, tính năng triển khai và thậm chí cả trải nghiệm người dùng.

Microsoft hiện dẫn đầu về phạm vi rộng nhất của các khả năng cho Saas, PaaS và IaaS.

Khả năng mở rộng và tích hợp nhanh được xem là đặc trưng của dịch vụ điện toán đám mây. Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp nào cũng làm tốt việc này.

Dựa trên khả năng có thể phát triển hoặc mở rộng của doanh nghiệp, ban nên ưu tiên các dịch vụ có đủ một “hệ sinh thái” đám mây với đủ các tính năng cần thiết cho tương lai để việc nâng cấp của bạn thuận lợi. Nếu không, nhà cung cấp này ít nhất cũng có tính năng tích hợp với ứng dụng bên thứ ba. Nghĩa là bạn có thể sử dụng nhiều dịch vụ trên cùng một nền tảng thay vì phải sử dụng quá nhiều ứng dụng ở nhiều dịch vụ khác nhau.

>> Khả Năng Tích Hợp Của Điện Toán Đám Mây – Cách Công Nghệ Thay Đổi Cuộc Chơi Của Bạn

3.4 Hỗ trợ di chuyển dữ liệu

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đều có các công cụ đánh giá để hỗ trợ quá trình di chuyển, với các công cụ cụ thể để hỗ trợ di chuyển cơ sở dữ liệu, máy chủ hoặc ứng dụng. 

Tùy vào độ phức tạp và khối lượng dữ liệu của bạn để chọn nhà cung cấp hoặc bạn phải sử dụng công cụ di chuyển bên thứ ba. Dữ liệu đám mây tương đối phức tạp, việc di chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp.

Microsoft là một trong các nhà cung cấp làm rất tốt tính năng này.

3.5 Đối tác hoặc nhà bán lại theo vùng

Để hỗ trợ các khách hàng một cách tốt nhất, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn thường sẽ hợp tác với nhiều tổ chức ở quốc gia đó. Các doanh nghiệp này sẽ thay mặt hãng để cung cấp lại dịch vụ dựa trên chính sách và luật của quốc gia đó.

Các ông lớn như Google và Microsoft có hàng triệu đối tác toàn cầu để phân phối lại dịch vụ của mình. MMGROUP cùng là một đối tác của Google và Microsoft tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp dịch vụ lại không đáp ứng được điều này. Bất cập về múi giờ và ngôn ngữ có thể khiến dịch vụ của bạn bị gián đoạn.

Kết

Một trong những lý do phổ biến khiến việc di chuyển lên đám mây không thành công chính là chưa nghiên cứu kỹ ưu và nhược điểm của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác nhau.

MMGROUP có thể hướng dẫn bạn quy trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây phù hợp cho nhu cầu. Chúng tôi có các nhóm chuyên gia am hiểu công nghệ đám mây để giúp bạn thiết kế và xây dựng các giải pháp nhằm tạo ra hiệu quả, tính linh hoạt, khả năng mở rộng, bảo mật và tiết kiệm chi phí.

Với lợi thế là đối tác đám mây của Google, Microsoft và Zoho, MMGROUP có thể giúp bạn thiết kế một bộ dịch vụ đám mây toàn diện cho tổ chức của mình. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn đang có nhu cầu số hóa.

 

 

4. MMCLOUD – giải pháp điện toán đám mây toàn diện

MMCLOUD là một thành viên của MMGROUP chuyên cung cấp bộ giải pháp đám mây toàn diện cho một tổ chức muốn số hóa.

giới thiệu mmcloud
Tìm hiểu về chúng tại mmcloud.vn

Bên cạnh email đám mây, hiện MMCLOUD đang khai thác toàn bộ lợi thế của đám mây Google, Microsoft và Zoho để thiết kế tùy chỉnh thành một bộ ứng dụng phù hợp với từng doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Dịch vụ website: cốt lõi và tiền đề cho toàn bộ quá trình số hóa của doanh nghiệp.
  • Dịch vụ email: email trở thành chìa khóa để doanh nghiệp tiếp cận các ứng dụng đám mây khác
  • Dịch vụ marketing: sử dụng các giải pháp marketing từ đám mây như Zoho Marketing, Google Ads, Zoho Campaign,..
  • Dịch vụ quản lý mối quan hệ khách hàng: cài đặt, kết nối và tùy chỉnh Zoho CRM, Salesfores để giúp bạn tăng mạnh tệp khách hàng tiềm năng có giá trị
  • Dịch vụ quản lý và đào tạo nhân viên: bộ ứng dụng Google Workspace, Microsoft 365 hay Zoho Projects để giúp bạn quản lý và đào tạo nhân sự cực hiệu quả.

Với kinh nghiệm thực tiễn, MMCLOUD có thể giúp bạn trở thành doanh nghiệp 4.0 toàn diện.

Liên hệ chúng tôi để được tư vấn cụ thể giải pháp.

 

Uyên Vũ

Tôi thích cái cách công nghệ làm thay đổi cuộc sống và cách làm việc của chúng ta. Điện toán đám mây, AI, Big Data, IoT là một trong những thứ kích thích tôi khám phá mỗi ngày.

hotline icon